4.1. ĐIỂM MÙ
Khái niệm: điểm mù là khoảng không gian mà tài xế không thể quan sát khi điều khiển xe, thông qua nhìn trực tiếp và qua các thiết bị trợ giúp nhƣ gương chiếu hậu trong xe, gương chiếu hậu ngoài xe, camera. Điểm mù phụ thuộc vào kết cấu khoang lái và vị trí lắp đặt gương chiếu hậu.
Trên hình 4-1, xe màu xanh nằm trong vùng quan sát của gương chiếu hậu, xe màu đỏ nằm ngoài vùng quan sát của gương chiếu hậu và người lái xe rất khó để quan sát xe màu đỏ.
Trên hình 4-2, vùng màu vàng là vùng mù do kết cấu khoang lái. Các loại điểm mù trên một số loại xe thông dụng
Việc tìm hiểu điểm mù của các loại phương tiện nhằm, tạo cho người lái xe phản xạ phải cẩn trọng khi đi vào điểm mù hoặc không đi vào điểm mù của các phương tiện khác khi phương tiện đó đang chuyển hướng, để đảm bảo an toàn chủ động cho chính mình.
Trên hình khi xe đầu kéo sơ mi rơ mooc đang rẽ phải, xe ô tô con tuyệt đối không được đi vào phía bên hông phải của xe, đây là điểm mù, đồng thời khi rẽ phải quỹ đạo chuyển động của bánh xe sau của sơ mi rơ mooc sẽ đi vào đường nét chấm đồng nghĩa với việc nếu ô tô con đi vào sẽ xảy ra va chạm.
4.2 Giữ khoảng cách an toàn với xe cùng chiều chạy phía trước là điều kiện đảm bảo an toàn đầu tiên, khoảng cách an toàn phụ thuộc vào tình trạng mặt đường, khả năng phanh của xe, tốc độ phản ứng của người lái xe, điều kiện thời tiết (khô ráo, mưa gió, ban ngày, ban đêm)…
Khoảng cách dừng xe khi phanh được tính bằng thời gian bao gồm: thời gian nhận biết chướng ngại vật, thời gian phản xạ của người lái và thời gian phanh (phụ thuộc khả năng phanh của xe, tình trạng mặt đường, điều kiện thời tiết).
Khi mặt đường ướt quãng đường phanh tăng lên 1,5 lần do vậy khoảng cách an toàn cũng tăng lên 1,5 lần so với khi mặt đường khô.
4.3. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM CÓ THỂ XẢY RA TRONG THỰC TẾ
4.3.1. Tình huống phía trước có xe đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc rẽ phải như trên hình
4-10. Do sơ mi rơ moóc có chiều dài khá lớn, đồng thời rẽ ngặt nên đuôi của sơ mi rơ moóc có thể lấn sang làn ngược chiều như trên hình vẽ. Người lái xe lúc này cần phán đoán tình hình và chủ động giảm tốc độ để phòng xảy ra va chạm.
4.3.2. Khi có xe cùng chiều đang vượt xe khác như hình 4-11, thì không được vượt xe phía trước.
Trong tình huống như hình 4-11 khi có xe cùng chiều phía bên trái đang vượt lên xe của mình, tuyệt đối không được vượt xe phía trước hoặc tránh chướng ngại vật phía trước mà cần phải chủ động giảm tốc độ cho xe bên trái vượt thoát rồi mới được vượt hoặc tránh sang trái để tránh va chạm.
Hình 4-11: Không vượt xe cùng chiều khi có xe khác đang vượt
4.3.3. Xử lý các tình huống khi đi vào hầm, trên cầu hẹp, vào ngã tư:
Khi đi vào hầm đường bộ, có đường hẹp tầm quan sát hạn chế, khi xảy ra tai nạn rất khó khăn trong việc cứu hộ. Do vậy, khi đi vào hầm đường bộ tuyệt đối tuân thủ biển báo hiệu giao thông và không được vượt xe cùng chiều.
Khi đi vào nơi giao nhau đồng mức, có nhiều phương tiện cùng lưu thông các chiều khác nhau. Do vậy, cần tuyệt đối tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ, biển báo hiệu, tín hiệu đèn giao thông, không vượt xe khác trong ngã tư.