CHƯƠNG 6: TÂM LÝ ĐIỀU KHIỂN XE ÔTÔ

VUOT CHUONG NGAI VAT

CHƯƠNG 6: TÂM LÝ ĐIỀU KHIỂN XE ÔTÔ

6.1 – NHỮNG CÔNG VIỆC CHÍNH CỦA HOẠT ĐỘNG LÁI XE
Trong quá trình điều khiển xe ôtô tham gia giao thông, những công việc của hoạt động lái xe là: quan sát tiếp nhận thông tin về tình hình giao thông, về tình trạng kỹ thuật của xe ôtô; đánh giá thông tin (phán đoán) và quyết định thao tác cần thiết để đảm bảo an toàn (xử lý thông tin).
6.1.1 – Quan sát, nắm bắt thông tin về chướng ngại vật
Xe ôtô là phương tiện chuyển động có tốc độ cao, do vậy khi lái xe trên các loại đường khác nhau người lái xe phải quan sát xa, gần, phía trên, dưới, bên phải và bên trái . . . để nắm bắt thông tin về chướng ngại vật và tình hình ở xung quanh.
Khi quan sát, người lái xe nhận được thông tin về các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông từ mắt nhìn, tai nghe . . .; biết được cự ly và tốc độ các loại phương tiện tham gia giao thông khác (cùng chiều và ngược chiều); phát hiện người đi bộ, công trường xây dựng, tình trạng mặt đường, khoảng không gian còn trống . . .
Kết quả quan sát, nắm bắt thông tin về chướng ngại vật làm cơ sở cho việc phán đoán.

TRE EM QUA DUONG

TRANH CHUONG NGAI VAT

6.1.2 – Phán đoán tình huống giao thông
Tiếp theo quan sát là phán đoán. Đó là hoạt động tư duy, đoán trƣớc các tình huống giao thông có thể xẩy ra để đưa ra quyết định xử lý phù hợp và an toàn.
Dưới đây trình bày phương pháp phán đoán đúng, sai của sự thay đổi làn đƣờng:
6.1.2.1- Khi không có xe ngƣợc chiều đi tới (Hình 6-3): có thể vượt qua xe trước
(là một chướng ngại vật) với một khoảng cách an toàn;
Khoảng thời gian cần thiết để vượt xe cùng chiều phụ thuộc vào tốc độ tương đối giữa hai xe, thường vào khoảng 4 đến 6 giây.

KHOANG THOI GIAN VUOT XE CUNG CHIEU

6.1.2.2- Có xe ngược chiều chạy với tốc độ cao nhưng còn đủ cự ly an toàn (hình 6-4): có thể vượt chướng ngại vật trước xe chạy ngược chiều;

DU CU LY AN TOAN DE VUOT XE CUNG CHIEU

6.1.2.3- Khi trên đường có kẻ 2 vạch song song như trên hình 6-5 (một vạch liền, một vạch đứt). Được phép vượt xe chạy cùng chiều.

DUOC PHEP VUOT XE CUNG CHIEU

6.1.2.4- Khi trên đường có kẻ 2 vạch song song như trên hình 6-6 (một vạch liền, một vạch đứt), không được phép vượt xe chạy cùng chiều.

KHONG DUOC PHEP VUOT XE CUNG CHIEU

6.1.2.5- Khi có xe ngược chiều chạy với tốc độ chậm nhưng đã tới gần (hình 6-7): cần nhường đường cho xe ngược chiều nếu không sẽ gặp nguy hiểm;

KHONG DU CU LY AN TOAN DE VUOT XE CUNG CHIEU

6.1.3 – Xử lý tình huống giao thông
Xử lý là sử dụng các thao tác lái xe cụ thể để đạt được ý định đề ra trong phán đoán.
Quan sát, phán đoán và xử lý là ba hoạt động kế tiếp và liên quan chặt chẽ với nhau. Nó quyết định sự an toàn trong suốt quá trình chuyển động của xe ôtô.
Khả năng quan sát, phán đoán và xử lý cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá trình độ người lái xe ô tô.
Dưới đây trình bày phương pháp xử lý khi vượt chướng ngại vật:
– Khi không gian bên cạnh còn đủ an toàn (hình 6-8): người lái xe giữ tốc độ an toàn và vượt qua chướng ngại vật;

VUOT CHUONG NGAI VAT

6.2 – SỰ MỆT MỎI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ KHI LÁI XE
6.2.1- Những nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi khi lái xe.
Trong quá trình điều khiển xe ôtô, có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi cho người lái xe. Những nguyên nhân chủ yếu thường là:
– Thời gian lái xe kéo dài;
– Người lái xe ngồi không đúng tư thế;
– Điều kiện môi trường tác động đến người lái xe: tiếng ồn, dao động, nhiệt độ. ..
– Chất lượng đường và tình trạng giao thông trên đường . . .
Sự mệt mỏi của người lái xe làm giảm tính chính xác của việc quan sát, phánđoán và xử lý; do vậy rất dễ gây tai nạn giao thông.
6.2.2 – Xử lý khi mệt mỏi
Khi người lái xe cảm thấy mệt mỏi, cần phải tìm biện pháp để giảm bớt sự mệt mỏi bằng cách:

– Dừng xe lại để nghỉ ngơi;
– Nếu cảm thấy buồn ngủ thì phải dừng ngay xe lại và tìm biện pháp chống buồn ngủ; nếu không được thì phải ngủ tại chỗ từ 20 – 30 phút;
– Lái xe đường dài cần có hai ngƣời lái xe để thay nhau và nên nghỉ ở các trạm dừng xe phù hợp;
– Biện pháp chống mệt mỏi hiệu quả nhất là trước mỗi chuyến đi phải ngủ tốt, không đƣợc uống rượu, bia;

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!