Học phí học lái xe B2 An Cư Bình Dương

HỌC PHÍ TRỌN GÓI HỌC LÁI XE Ô TÔ B2 TẠI AN CƯ BÌNH DƯƠNG: 17.200.00 VND ĐÃ BAO GỒM:

  • Học lý thuyết;
  • Học Cabin;
  • Tập sa hình;
  • 810 Km đường trường;
  • Lệ thi kiểm tra, thi sát hạch và 02 giờ cảm ứng;

Lai xe an cu binh duong hoc lai xe o to An cu binh duong

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHẬP HỌC TẠI AN CƯ BÌNH DƯƠNG:

  • Hồ sơ đăng ký học lái xe do Trung Tâm An Cư Cấp miễn phí;
  • Chụp Thẻ căn cước công dân 2 mặt;
  • Chuẩn bị 06 hình 3 x 4 ( nền xanh);
  • Chụp hình GPLX Mô Tô hạng A1 hoặc A2 (nếu có);
  • Khám sức khỏe theo danh sách các đơn vị được sử phê duyệt của Sở GTVT Bình Dương như sau:

Căn cứ Công văn số 2175/SYT-NVY ngày 25/07/2023 của Sở Y tế tỉnh Bình Dương về việc cập nhật thông tin các cơ sở đủ điều kiện liên thông Giấy khám sức khỏe điện tử, Sở Giao thông vận tải Bình Dương thông báo đến quý công dân được biết các cơ sở đủ điều kiện liên thông Giấy khám sức khỏe điện tử​, cụ thể như sau:

STT Địa điểm, Tên cơ sở Địa chỉ Số điện thoại Ghi chú
I Thành phố Thủ Dầu Một
1 Phòng khám Đa khoa Quân Y tỉnh Bình Dương Đường Phú Lợi, phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một. 0982792608
2 Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương Số 14A, Nguyễn An Ninh, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 0274 3855 9​​​97
3 Phòng khám Đa khoa Nhân Hòa 1733 Quốc Lộ 13, phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 0274 6265 115
II Thị xã Bến Cát
1 Phòng khám đa khoa Thuận Thảo Số 412, Quốc lộ 13, khu phố 2, P. Mỹ Phước, thị xã Bến Cát 096 211 17 51
2 Phòng khám Đa khoa Nhân Nghĩa 99 đại lộ Bình Dương, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. 0274 3557 939
​3 ​Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát ​Khu phố 5, phường Mỹ Phước thị xã Bến Cát  0274 3564 247
III Thành phố Dĩ An  
1 Phòng khám đa khoa Vũ Cao Số 158, đường Nguyễn Trãi, khu phố Thống Nhất, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương 0904.711.380
2 Bệnh viện Quân Y 4 – Quân đoàn 4 137 DT 743 KP Thống Nhất 2, Phường Dĩ An, thành phố Dĩ An 0274 3732 558
​IV Thành phố Thuận An
1 Phòng khám đa khoa Thánh Tâm Số 02 Nguyễn Văn Tiết, khu phố Bình Hòa, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An 0274 3797 555
2 Bệnh viện đa khoa Vạn Phúc 2 Khu phố Bình Phước B, phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An 02743246555
3 Bệnh viện Quốc tế Columbia Asia Bình Dương Lô 178, khu phố Hòa Lân, phường Thuận Giao, thành  phố Thuận An 0274 3819 933
4 Phòng khám đa khoa Phúc An Khang Số 5/678, Đại lộ Bình Dương, khu phố Hòa Lân 1, phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 0274 3715 639
​5 ​Trung tâm Y tế thành phố Thuận An ​Đường Nguyễn Văn Tiết, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An 02743.755.434
V Thành phố Tân Uyên
1 Phòng khám đa khoa An Phước Sài Gòn Thửa đất số 342 và 343, tờ bản đồ số 33, khu phố Khánh Lộc, phường Khánh Bình, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 0274 2222 115
2 Phòng khám đa khoa Quốc tế 368 Sài Gòn Số 102, tổ 3, khu phố Khánh Long, phường Tân Phước Khánh, thành  phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 0274 3739674
​VI ​Huyện Phú Giáo
​1 ​Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo ​Khu phố 3, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo 0274 3657 128
VII​​ Huyện Dầu Tiếng
​1 ​Bệnh viện đa khoa cao su Dầu Tiếng Khu phố 5, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng​ 0274 3521 688
2​ ​Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng ​Khu phố 5, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng ​0274.3522139​
VIII​ Huyện Bàu Bàng
​1 ​Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng ​Đường D7-N9, KCN&ĐT Bàu Bàng, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng 02743.516.080

ke hoach dao tao lai xe 2024

ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC LÁI XE Ô TÔ BÌNH DƯƠNG

  • Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
  • Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
  • Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
  • a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
  • b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
  • c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
  • d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
  • Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C BÌNH DƯƠNG

  1. Thời gian đào tạo
  2. a) Hạng B1:

– Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);

– Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);

  1. b) Hạng B2: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420);
  2. c) Hạng C: 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752).
  3. Các môn kiểm tra
  4. a) Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học; môn Cấu tạo và Sửa chữa thông thường và môn Nghiệp vụ vận tải đối với hạng B2 học viên có thể tự học nhưng phải được cơ sở đào tạo kiểm tra;
  5. b) Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.
  6. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
STT CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN CÁC MÔN HỌC ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
Hạng B1 Hạng B2 Hạng C
Học xe số tự động Học xe số cơ khí
1 Pháp luật giao thông đường bộ giờ 90 90 90 90
2 Cấu tạo và sửa chữa thông thường giờ 8 8 18 18
3 Nghiệp vụ vận tải giờ 16 16
4 Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông giờ 14 14 20 20
5 Kỹ thuật lái xe giờ 24 24 24 24
6 Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập lái giờ 340 420 420 752
Số giờ thực hành lái xe/học viên giờ 68 84 84 94
Số km thực hành lái xe/học viên km 1000 1100 1100 1100
Số học viên bình quân/1 xe tập lái học viên 5 5 5 8
7 Số giờ học/học viên/khóa đào tạo giờ 204 220 252 262
8 Tổng số giờ một khóa đào tạo giờ 476 556 588 920
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1 Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học ngày 3 4 4 4
2 Số ngày thực học ngày 59,5 69,5 73,5 115
3 Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng ngày 14 15 15 21
4 Cộng số ngày/khóa đào tạo ngày 76,5 88,5 92,5 140

Điều 14. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe

  1. Thời gian đào tạo
  2. a) Hạng B1 (số tự động) lên B1: 120 giờ (thực hành: 120);
  3. b) Hạng B1 lên B2: 94 giờ (lý thuyết: 44, thực hành lái xe: 50);
  4. c) Hạng B2 lên C: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
  5. d) Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

đ) Hạng D lên E: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

  1. e) Hạng B2 lên D: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
  2. g) Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
  3. h) Hạng B2, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
  4. i) Hạng C, D, E lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 224).
  5. Các môn kiểm tra
  6. a) Kiểm tra các môn học trong quá trình học;
  7. b) Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng lên B1, B2, C, D, E khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường;
  8. c) Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe trong hình và trên đường theo quy trình sát hạch lái xe hạng F.
  9. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
SỐ TT CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN CÁC MÔN HỌC ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
B1 (số tự động) lên B1 B1 lên B2 B2 lên C C lên D D lên E B2, D, E lên F C, D, E lên FC B2 lên D C lên E
1 Pháp luật giao thông đường bộ giờ 16 16 16 16 16 16 20 20
2 Kiến thức mới về xe nâng hạng giờ 8 8 8 8 8 8 8
3 Nghiệp vụ vận tải giờ 16 8 8 8 8 8 8 8
4 Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông giờ 12 16 16 16 16 16 20 20
5 Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập lái giờ 120 50 144 144 144 144 224 280 280
Số giờ thực hành lái xe/học viên giờ 24 10 18 18 18 18 28 28 28
Số km thực hành lái xe/học viên km 340 150 240 240 240 204 380 380 380
Số học viên/1 xe tập lái học viên 5 5 8 8 8 8 8 10 10
6 Số giờ học/học viên/ khóa đào tạo giờ 24 54 66 66 66 66 76 84 84
7 Tổng số giờ một khóa học giờ 120 94 192 192 192 192 272 336 336
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1 Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học ngày 1 2 2 2 2 2 2 2 2
2 Số ngày thực học ngày 15 12 24 24 24 24 34 42 42
3 Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng ngày 2 2 4 4 4 4 4 8 8
4 Số ngày/khóa học ngày 18 16 30 30 30 30 40 52 52

Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C

  1. a) Môn Pháp luật giao thông đường bộ
SỐ TT NỘI DUNG Hạng B1: 90 giờ Hạng B2: 90 giờ Hạng C: 90 giờ
Lý thuyết: 72 giờ Thực hành: 18 giờ Lý thuyết: 72 giờ Thực hành: 18 giờ Lý thuyết: 72 giờ Thực hành: 18 giờ
1 Phần I. Luật Giao thông đường bộ 24 24 24
Chương I: Những quy định chung 2 2 2
Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ 9 9 9
Chương III: Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ 5 5 5
Chương IV: Người lái xe ô tô tham gia giao thông đường bộ 5 5 5
Chương V: Vận tải đường bộ 3   3   3
2 Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ 28 10 28 10 28 10
Chương I: Quy định chung 1 1 1
Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông 1 1 1 1 1 1
Chương III: Biển báo hiệu 19 5 19 5 19 5
Phân nhóm và hiệu lực của biển báo hiệu 1 1 1
Biển báo cấm 4 1 4 1 4 1
Biển báo nguy hiểm 4 1 4 1 4 1
Biển hiệu lệnh 3 1 3 1 3 1
Biển chỉ dẫn 5 1 5 1 5 1
Biển phụ 2 1 2 1 2 1
Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác 7 4 7 4 7 4
Vạch kẻ đường 1,5 1 1,5 1 1,5 1
Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn 1 1 1 1 1 1
Cột kilômét 1 0,5 1 0,5 1 0,5
Mốc lộ giới 1 0,5 1 0,5 1 0,5
Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng 1 1 1
Báo hiệu trên đường cao tốc 1 1 1
Báo hiệu cấm đi lại 1 1 1
Báo hiệu tuyến đường bộ đối ngoại 0,5 0,5 0,5
3 Phần III. Xử lý các tình huống giao thông 8 6 8 6 8 6
Chương I: Các đặc điểm của sa hình 2   2   2  
Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình 4 4 4 4 4 4
Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình 2 2 2 2 2 2
4 Tổng ôn tập, kiểm tra 12 2 12 2 12 2
  1. b) Môn Cấu tạo và sửa chữa thông thường
STT NỘI DUNG Hạng B1: 8 giờ Hạng B2: 18 giờ Hạng C: 18 giờ
Lý thuyết: 8 giờ Thực hành: 0 giờ Lý thuyết: 10 giờ Thực hành: 8 giờ Lý thuyết: 10 giờ Thực hành: 8 giờ
1 Giới thiệu cấu tạo chung 1 1 1
2 Động cơ ô tô 1 2 1 2 1
3 Gầm ô tô 1 1 1 1 1
4 Điện ô tô 1 1 1 1 1
5 Nội quy xưởng, kỹ thuật an toàn, sử dụng đồ nghề 1 1 1
6 Bảo dưỡng các cấp 1 1 2 1 2
7 Sửa chữa các hư hỏng thông thường 1 2 3 2 3
8 Kiểm tra 1 1 1
  1. c) Môn Nghiệp vụ vận tải
STT NỘI DUNG Hạng B2: 16 giờ Hạng C: 16 giờ
Lý thuyết: 12 giờ Thực hành: 4 giờ Lý thuyết: 12 giờ Thực hành: 4 giờ
1 Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật 3 1 3 1
2 Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 4 1 4 1
3 Các thủ tục trong vận tải 2 1 2 1
4 Trách nhiệm của người lái xe 2 1 2 1
5 Kiểm tra 1 1
  1. d) Môn Đạo đức người lái xe và Văn hóa giao thông
SỐ TT NỘI DUNG Hạng B1: 14 giờ Hạng B2: 20 giờ Hạng C: 20 giờ
Lý thuyết: 13 giờ Thực hành: 1 giờ Lý thuyết: 19 giờ Thực hành: 1 giờ Lý thuyết: 19 giờ Thực hành: 1 giờ
1 Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay 3 4 4
2 Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe 4 5 5
3 Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải 4 4 4
4 Trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải 4 4
5 Thực hành cấp cứu 1 1 1 1 1 1
6 Kiểm tra 1 1 1

đ) Môn Kỹ thuật lái xe

SỐ TT NỘI DUNG Hạng B1: 24 giờ Hạng B2: 24 giờ Hạng C: 24 giờ
Lý thuyết: 17 giờ Thực hành: 7 giờ Lý thuyết: 17 giờ Thực hành: 7 giờ Lý thuyết 17 giờ Thực hành: 7 giờ
1 Cấu tạo, tác dụng các bộ phận trong buồng lái 1 1 1 1 1 1
2 Kỹ thuật lái xe cơ bản 6 2 6 2 6 2
3 Kỹ thuật lái xe trên các loại đường 4 2 4 2 4 2
4 Kỹ thuật lái xe chở hàng hóa 2 1 2 1 2 1
5 Tâm lý khi điều khiển xe ô tô 1 1 1
6 Thực hành lái xe tổng hợp 2 1 2 1 2 1
7 Kiểm tra 1 1 1
  1. e) Môn Thực hành lái xe (được thực hiện sau khi học viên đã được kiểm tra đạt yêu cầu môn Pháp luật giao thông đường bộ, Kỹ thuật lái xe).
SỐ TT NỘI DUNG HỌC Hạng B1 Hạng B2: 420 giờ/xe Hạng C: 752 giờ/xe
340 giờ/xe 420 giờ/xe
1 Tập lái tại chỗ không nổ máy 4 4 4 8
2 Tập lái xe tại chỗ có nổ máy 4 4 4 8
3 Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái) 32 32 32 48
4 Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép; tiến lùi theo hình chữ chi (sân tập lái) 48 48 48 64
5 Tập lái xe trên đường bằng 32 32 32 48
6 Tập lái trên đường đèo núi 48 48 48 64
7 Tập lái xe trên đường phức tạp 48 48 48 80
8 Tập lái ban đêm 40 40 40 56
9 Tập lái xe có tải 48 48 208
10 Tập lái trên đường với xe ô tô số tự động (thực hiện sau khi học viên học xong các bài tập có số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5 và 6) 32 32
11 Bài tập lái tổng hợp 84 84 84 168
  1. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
SỐ TT NỘI DUNG Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
B1 xe số tự động lên B1 (gi) B1 lên B2 (giờ) B2 lên C (giờ) C lên D (gi) D lên E (giờ) B2, D, E lên F (gi) C, D, E lên FC (giờ) B2 lên D (giờ) C lên E (gi)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)
1 Pháp luật giao thông đường bộ: 16 16 16 16 16 16 20 20
Phần I. Luật Giao thông đường bộ   4 4 4 4 4 4 6 6
Chương I: Những quy định chung   0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1
Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ   1 1 1 1 1 1 2 2
Chương III: Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ   1 1 1 1 1 1 1 1
Chương IV: Người lái xe ô tô tham gia giao thông đường bộ   1 1 1 1 1 1 1 1
Chương V: Vận tải đường bộ   0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1
Phn II. Hệ thống báo hiệu đường bộ   9 9 9 9 9 9 10 10
Chương I: Quy định chung   0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông   0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1
Chương III: Biển báo hiệu   4 4 4 4 4 4 4 4
Biển báo cấm   1 1 1 1 1 1 1 1
Biển báo nguy hiểm   1 1 1 1 1 1 1 1
Biển hiệu lệnh   1 1 1 1 1 1 1 1
Biển chỉ dẫn   0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Biển phụ   0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác   4 4 4 4 4 4 4,5 4,5
Vạch kẻ đường   0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1
Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn   0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Cột kilômét   0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Mốc lộ giới   0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng   0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Báo hiệu trên đường cao tốc   0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Báo hiệu cấm đi lại   0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Báo hiệu tuyến đường bộ đối ngoại   0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Phần III. Xử lý các tình huống giao thông   3 3 3 3 3 3 4 4
Chương I: Các đặc điểm của sa hình   1 1 1 1 1 1 1 1
Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình   1 1 1 1 1 1 1 1
Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình.   1 1 1 1 1 1 2 2
2 Kiến thức mới về xe nâng hạng   8 8 8 8 8 8 8
Giới thiệu cấu tạo chung, vị trí, cách sử dụng các thiết bị trong buồng lái     1 1 1 1 1 1 1
Một số đặc điểm về kết cấu điển hình trên động cơ xe ô tô nâng hạng     2 2 2 2 2 2 2
Một số đặc điểm điển hình về hệ thống điện xe ô tô hiện đại     2 2 2 2 2 2 2
Đặc điểm về kết cấu điển hình hệ thống truyền động xe ô tô nâng hạng     2 2 2 2 2 2 2
Kiểm tra     1 1 1 1 1 1 1
3 Nghiệp vụ vận tải   16 8 8 8 8 8 8 8
Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật   4 2 2 2 2 2 2 2
Công tác vận chuyển hàng hóa, hành khách   5 2 2 2 2 2 2 2
Các thủ tục trong vận tải   3 2 2 2 2 2 2 2
Quy trình làm việc của người lái xe   3 1 1 1 1 1 1 1
Kiểm tra   1 1 1 1 1 1 1 1
4 Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông   12 16 16 16 16 16 20 20
Những vấn đề cơ bản và yêu cầu về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay   2 3 3 3 3 3 4 4
Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe   2 3 3 3 3 3 4 4
Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải   2 3 3 3 3 3 4 4
Trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải   3 4 4 4 4 4 3 3
Thực hành cấp cứu   2 2 2 2 2 2 2 2
Kiểm tra   1 1 1 1 1 1 1 1
5 Thực hành lái xe (chỉ được thực hiện sau khi học viên đã được kiểm tra đạt yêu cầu môn Pháp luật giao thông đường bộ và Kiến thức mới về xe nâng hạng) 120 50 144 144 144 144 224 280 280
Tập lái xe tại chỗ không nổ máy 2
Tập lái xe tại chỗ nổ máy 2
Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái) 6 4 4 4 4 4 8 8
Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái) 6 2 4 4 4 4 4 8 8
Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép (sân tập lái) 6 4 4 4 4 4 8 8
Tập lái xe trong hình chữ chi (sân tập lái) 6 4 4 4 4 4 16 16
Tập lái xe tiến, lùi thẳng (sân tập lái) 8
Tập lái trên đường đèo núi 16 6 20 20 20 20 36 32 32
Tập lái xe trên đường phức tạp 16 6 20 20 20 20 36 40 40
Tập lái ban đêm 12 6 16 16 16 16 32 32 32
Tập lái xe có tải 16 12 40 40 40 40 56 72 72
Bài tập lái tổng hợp 32 6 32 32 32 32 48 64 64
Tập lái xe số tự động trên đường 4

Hoc lai xe may thi bang lai xe may Binh Duong 1

Phân hạng giấy phép lái xe

  1. Hạng A1 cấp cho:
  2. a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
  3. b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
  4. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
  5. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
  6. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
  7. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
  8. a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  9. b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  10. c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.
  11. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
  12. a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  13. b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  14. c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
  15. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
  16. a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  17. b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
  18. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
  19. a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  20. b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  21. c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
  22. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
  23. a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  24. b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
  25. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
  26. a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
  27. b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
  28. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
  29. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
  30. a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
  31. b) Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
  32. c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
  33. d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
  34. Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.

Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe

  1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
  2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
  3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
  4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Hồ sơ dự sát hạch lái xe

  1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu

Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

  1. a) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
  2. b) Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;
  3. c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
  4. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F

Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

  1. a) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;
  2. b) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
  3. c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.
  4. Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

  1. a) Giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
  2. b) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
  3. c) Bản sao giấy phép lái xe hết hạn.
  4. Đối với người dự sát hạch lại do bị mất giấy phép lái xe

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

  1. a) Giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
  2. b) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận;
  3. c) Bản chính hồ sơ gốc của giấy phép lái xe bị mất (nếu có).

QUY TRÌNH SÁT HẠCH LÁI XE

Điều 21. Nội dung và quy trình sát hạch lái xe

  1. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải được thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện hoạt động (sau đây gọi là trung tâm sát hạch).
  2. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 và A4 ở các đô thị từ loại 2 trở lên phải được thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện hoạt động; các địa bàn khác thực hiện tại các sân sát hạch có đủ các hạng mục công trình cơ bản, phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch và xe cơ giới dùng để sát hạch của từng hạng giấy phép lái xe theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
  3. Nội dung sát hạch cấp giấy phép lái xe
  4. a) Sát hạch lý thuyết: gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, ngoài ra còn có nội dung liên quan đến cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải (đối với giấy phép lái xe hạng A3, A4); cấu tạo và sửa chữa thông thường, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô hạng B1); cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô từ hạng B2 trở lên).

Người dự sát hạch lái xe hạng A1 có giấy phép lái xe ô tô do ngành Giao thông vận tải cấp được miễn sát hạch lý thuyết.

  1. b) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng A1, A2

Người dự sát hạch phải điều khiển xe mô tô qua 04 bài sát hạch: đi theo hình số 8, qua vạch đường thẳng, qua đường có vạch cản, qua đường gồ ghề.

  1. c) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng A3, A4

Người dự sát hạch phải điều khiển xe tiến qua hình chữ chi và lùi theo hướng ngược lại.

  1. d) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng B1, B2, C, D và E

Người dự sát hạch phải thực hiện đúng trình tự và điều khiển xe qua các bài sát hạch đã bố trí tại trung tâm sát hạch như: xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc, qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông, qua đường vòng quanh co, ghép xe vào nơi đỗ (hạng B1, B2 và C thực hiện ghép xe dọc; hạng B1, B2 và D, E thực hiện ghép xe ngang), tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua, thao tác khi gặp tình huống nguy hiểm, thay đổi số trên đường bằng, kết thúc.

đ) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng FB2, FD và FE

Người dự sát hạch điều khiển xe qua bài sát hạch: tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại.

  1. e) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với hạng FC

Người dự sát hạch điều khiển xe qua 02 bài sát hạch: tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại; ghép xe dọc vào nơi đỗ.

  1. g) Sát hạch thực hành lái xe trên đường: người dự sát hạch điều khiển xe ô tô sát hạch, xử lý các tình huống trên đường giao thông và thực hiện hiệu lệnh của sát hạch viên.
  2. Việc tổ chức sát hạch lái xe được thực hiện như sau:
  3. a) Sát hạch lý thuyết đối với hạng A1 ở các đô thị từ loại 2 trở lên thực hiện trên máy vi tính; các địa bàn khác thực hiện trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy vi tính; phòng sát hạch lý thuyết có camera giám sát quá trình sát hạch;
  4. b) Sát hạch lý thuyết đối với các hạng A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F thực hiện trên máy vi tính; phòng sát hạch lý thuyết có camera giám sát và công khai quá trình sát hạch;
  5. b) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng A1, A2 ở các đô thị từ loại 3 trở lên phải sử dụng thiết bị chấm điểm tự động; các địa bàn khác có khoảng cách đến trung tâm đô thị từ loại 3 trở lên dưới 100 km phải sử dụng thiết bị chấm điểm tự động từ ngày 01 tháng 7 năm 2018;
  6. d) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng F thực hiện tại trung tâm sát hạch lái xe hoặc sân sát hạch có đủ điều kiện thuộc trung tâm sát hạch lái xe;

đ) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng B1, B2, C, D, E thực hiện tại trung tâm sát hạch có thiết bị chấm điểm tự động, không có sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch;

  1. e) Sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông áp dụng đối với các hạng B1, B2, C, D, E và F;
  2. g) Sát hạch thực hành lái xe trên đường đối với các hạng B1, B2, C, D và E phải sử dụng thiết bị chấm điểm tự động và có một sát hạch viên trên xe.
  3. Tổng cục đường bộ Việt Nam hướng dẫn cụ thể quy trình sát hạch lái xe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!