NGHỊ ĐỊNH 95/2009/NĐ-CP QUY ĐỊNH NIÊN HẠN SỬ DỤNG ĐỐI VỚI XE Ô TÔ CHỞ HÀNG VÀ XE Ô TÔ CHỞ NGƯỜI

CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
Số: 95/2009/NĐ-CP Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2009

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH NIÊN HẠN SỬ DỤNG ĐỐI VỚI XE Ô TÔ CHỞ HÀNG VÀ XE Ô TÔ CHỞ NGƯỜI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về niên hạn sử dụng đối với các loại xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người (sau đây gọi là xe ô tô) tham gia giao thông trên hệ thống đường bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô tham gia giao thông trên đường bộ, trừ:
  2. a) Xe ô tô của quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;
  3. b) Xe ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái);
  4. c) Xe ô tô chuyên dùng (xe ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt), rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
  5. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Niên hạn sử dụng của xe ô tô là thời gian cho phép sử dụng của xe ô tô.
  2. Xe ô tô chở hàng là xe ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chuyên chở hàng hóa (xe ô tô tải).
  3. Xe ô tô chở người là xe ô tô có kết cấu và trang bị dùng để chở người và hành lý mang theo.

Chương 2.

NIÊN HẠN SỬ DỤNG CỦA XE Ô TÔ

Điều 4. Quy định về niên hạn sử dụng

  1. Không quá 25 năm đối với xe ô tô chở hàng.
  2. Không quá 20 năm đối với xe ô tô chở người.
  3. Không quá 17 năm đối với xe ô tô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành xe ô tô chở người trước ngày 01 tháng 01 năm 2002.

Điều 5. Thời điểm tính niên hạn sử dụng

  1. Niên hạn sử dụng của xe ô tô được tính bắt đầu từ năm sản xuất xe.
  2. Một số trường hợp đặc biệt khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, niên hạn sử dụng được tính từ năm đăng ký xe ô tô lần đầu.

Chương 3.

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN

Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô tham gia giao thông

  1. Thực hiện niên hạn sử dụng được quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
  2. Có kế hoạch đổi mới phương tiện.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

  1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm.
  2. Việc tiến hành kiểm tra, thanh tra tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô tham gia giao thông phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2009 và thay thế Nghị định số 23/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về quy định niên hạn sử dụng ô tô tải và ô tô chở người.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

  1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành Nghị định này.
  2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– UB Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTN (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!