CHÍNH PHỦ ——– |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: /2023/NĐ-CP | Hà Nội, ngày tháng năm 2023 |
DỰ THẢO |
NGHỊ ĐỊNH
NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ, DỊCH VỤ ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ VÀ DỊCH VỤ SÁT HẠCH LÁI XE (NGHỊ ĐỊNH 65/2016/NĐ-CP, NGHỊ ĐỊNH 10/2020/NĐ-CP, NGHỊ ĐỊNH 119/2021/NĐ-CP)
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạch lái xe (đã được sửa đổi tại Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018, Nghị định số 70/2022/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2022) như sau:
- 1. Bổ sung Điều 4a như sau:
“Điều 4a. Việc xây dựng, thành lập cơ sở đào tạo lái xe ô tô và trung tâm sát hạch lái xe phải căn cứ quy hoạch tỉnh, quy hoạch chuyên ngành và các quy hoạch khác có liên quan, trong đó có xét đến các yếu tố đặc thù của các địa phương, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; phù hợp với mật độ dân cư trên địa bàn; khuyến khích ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại trong hoạt động đào tạo lái xe ô tô và sát hạch lái xe.”.
- 2. Sửa đổi khoản 1 và khoản 2 Điều 6 (được sửa đổi tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 70/2022/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2022) như sau:
- a) Sửa đổi khoản 1 Điều 6 (được sửa đổi tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018) như sau
“1. Hệ thống phòng học chuyên môn:
- a) Phòng sử dụng học lý thuyết: có các trang thiết bị làm công cụ hỗ trợ việc giảng dạy về các nội dung: pháp luật giao thông đường bộ, Đạo đức người lái xe, văn hóa giao thông, phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông và phòng chống cháy nổ và cứu nạn, cứu hộ; trường hợp, các thiết bị công nghệ thông tin chưa mô tả hệ thống báo hiệu đường bộ, sa hình, thì phải có hệ thống tranh vẽ.
- b) Phòng sử dụng học Kỹ thuật ô tô: có các thiết bị công nghệ thông tin làm công cụ hỗ trợ việc giảng dạy về cấu tạo, sửa chữa thông thường và kỹ thuật lái xe; có mô hình cắt bổ động cơ, hệ thống truyền lực và mô hình hệ thống điện; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để hướng dẫn học sinh thực hành tháo lắp lốp, kiểm tra dầu xe, nước làm mát (có thể bố trí ở nơi riêng biệt); có xe ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt); có thiết bị mô phòng để đào tạo lái xe – cabin học lái xe (có thể bố trí ở nơi riêng biệt); trường hợp, các thiết bị công nghệ thông tin chưa có sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái, các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng lái…), thì phải có hệ thống tranh vẽ;
- c) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô bố trí số lượng phòng học lý thuyết và phòng học kỹ thuật ô tô phù hợp với lưu lượng và chương trình đào tạo; với lưu lượng dưới 500 học viên phải có ít nhất 2 phòng học; với lưu lượng từ 500 học viên đến 1000 học viên phải có ít nhất 04 phòng học; với lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 06 phòng học.”;
- b) Sửa đổi khoản 2 Điều 6 (khoản 2 Điều 2 Nghị định số 70/2022/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2022) như sau:
“2. Xe tập lái
- a) Có xe tập lái các hạng thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe; được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái; trường hợp cơ sở đào tạo có dịch vụ sát hạch lái xe, căn cứ thời gian sử dụng xe sát hạch vào mục đích sát hạch, được phép sử dụng xe sát hạch để vừa thực hiện sát hạch lái xe, vừa đào tạo lái xe nhưng số lượng xe sát hạch dùng để tính lưu lượng đào tạo không quá 50% số xe sát hạch sử dụng để dạy thực hành lái xe;
- b) Ô tô tải sử dụng để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo. Xe tập lái hạng B1, B2 và FB có niên hạn không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất); xe tập lái hạng C, FC, D, E, FD và FE có niên hạn theo quy định tại Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người.”.
- 3. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 (được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018) như sau:
“Điều 8. Tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe, Giấy chứng nhận và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe ô tô
- 1. Giáo viên dạy lý thuyết đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- a) Phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên
- b) Giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên;
- c) Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp hoặc tương đương trở lên.
- 2. Giáo viên dạy thực hành lái xe đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- a) Tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên;
- b) Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2; giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển;
- c) Có 000 km lái xe an toàn trở lên;
- d) Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp hoặc tương đương trở lên.
đ) Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do Bộ Giao thông vận tải ban hành và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
- 3. Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý hoặc các cá nhân có nhu cầu.”.
- 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 (được sửa đổi tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 và điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định số 70/2022/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2022) như sau:
“Điều 9. Thủ tục cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe
- Hồ sơ bao gồm:
- a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IVkèm theo Nghị định này;
- b) Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- c) Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- d) Bản khai số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
đ) 01 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền màu xanh, kiểu thẻ căn cước, được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
- Trình tự thực hiện
- a) Cá nhân hoặc cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe quy định tại khoản 4 Điều 8 của Nghị định này;
- b) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ cá nhân hoặc hồ sơ, danh sách do cơ sở đào tạo lập theo mẫu quy định tại Phụ lục Vkèm theo Nghị định này; trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, tổ chức kiểm tra, đánh giá. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- c) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày đạt kết quả kiểm tra, Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, vào sổ theo dõi theo mẫu quy định tại Phụ lục VIkèm theo Nghị định này. Trường hợp cá nhân không đạt kết quả, Sở Giao thông vận tải phải thông báo bằng văn bản.
- Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- a) Có hành vi gian lận trong tập huấn và kiểm tra để được Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe;
- b) Cấp cho người không đủ một trong các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 Nghị định này;
- c) Do người không có thẩm quyền cấp;
- d) Bị tẩy xóa, sửa chữa;
- e) Cho người khác thuê, mượn để sử dụng;
- g) Vi phạm các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ để xảy ra tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, thực hiện thu hồi theo trình tự sau:
- a) Ban hành quyết định thu hồi, thông báo đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền;
- b) Người được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe phải nộp lại giấy chứng nhận cho cơ quan cấp, đồng thời dừng tham gia giảng dạy ngay sau khi quyết định thu hồi Giấy chứng nhận có hiệu lực.”.
- 5. Sửa đổi Điều 10 (được sửa đổi tại điểm a khoản 7 Điều 1 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định số 70/2022/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2022) như sau:
“Điều 10. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe
- Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe được cấp lại trong trường hợp bị mất; bị hỏng; có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe; bị thu hồi theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 9 Nghị định này và người có hành vi vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền với hình thức thu hồi, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe với thời gian trên 12 tháng. Hồ sơ bao gồm các thành phần quy định tại điểm a và điểm e khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.
- Trình tự thực hiện
- a) Cá nhân hoặc cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Giao thông vận tải;
- b) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ cá nhân hoặc hồ sơ, danh sách do cơ sở đào tạo lập theo mẫu quy định tại Phụ lục Vkèm theo Nghị định này. Trường hợp giáo viên, cá nhân không đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- c) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, vào sổ theo dõi theo mẫu quy định tại Phụ lục VIkèm theo Nghị định này.
- d) Đối với cấp lại trong trường hợp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe bị thu hồi theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 9 Nghị định này, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra đánh giá. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày đạt kết quả kiểm tra, Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, vào sổ theo dõi theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này. Trường hợp cá nhân không đạt kết quả, Sở Giao thông vận tải phải thông báo bằng văn bản.”
- 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Giấy phép xe tập lái và thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái
- Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép xe tập lái cho xe tập lái của cơ sở đào tạo do địa phương quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục VIIa và phụ lục VIIb ban hànhkèm theo Nghị định này; có thời hạn tương ứng với thời gian được phép lưu hành của xe tập lái nhưng không vượt quá thời hạn sử dụng hợp pháp đối với xe tập lái;
- 2. Giấy phép xe tập lái bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- a) Cấp cho xe ô tô tập lái không đáp ứng một trong điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 2 Điều 6 Nghị định này;
- b) Do người không có thẩm quyền cấp;
- c) Bị tẩy xóa, sửa chữa; để cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vào mục đích đào tạo lái xe;
- d) Cơ sở đào tạo lái xe giải thể hoặc bị thu hồi giấy phép đào tạo.”;
- 3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xe tập lái, thực hiện thu hồi theo trình tự sau:
- a) Ban hành quyết định thu hồi, thông báo đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền;
- b) Cơ sở đào tạo lái xe được cấp Giấy phép xe tập lái phải nộp lại giấy phép cho cơ quan cấp, đồng thời dừng sử dụng xe ô tô đã bị thu hồi giấy phép xe tập lái trong hoạt động giảng dạy ngay sau khi quyết định thu hồi giấy phép xe tập lái có hiệu lực.”.
- 7. Sửa đổi khoản 2 Điều 12 (được sửa đổi tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định số 70/2022/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2022) như sau:
“2. Trình tự thực hiện
- a) Tổ chức gửi danh sách quy định tại điểm a khoản 1 Điều này kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Giao thông vận tải;
- b) Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, lập biên bản theo mẫu quy định tại phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định này và cấp giấy phép xe tập lái cho tổ chức đề nghị cấp phép tại thời điểm kiểm tra cấp giấy phép đào tạo lái xe;
- c) Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo, Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép xe tập lái. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- d) Trường hợp cấp lại giấy phép xe tập lái hoặc bổ sung xe tập lái: Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ bao gồm các thành phần nêu tại khoản 1 Điều này, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Giao thông vận tải.
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, cấp giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- e) Trường hợp cấp giấy phép xe tập lái điện tử (có mã hai chiều (QR) được kết nối với trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải để truy suất thông tin về xe ô tô, tuyến đường tập lái và giá trị sử dụng của xe tập lái), Sở Giao thông vận tải phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử, các văn bản hướng dẫn thi hành và cấp giấy phép xe tập lái điện tử trên Trang thông tin điện tử để cơ sở đào tạo in hoặc lưu trữ trên thiết bị điện tử.”
- 8. Sửa đổi điểm b và điểm c khoản 2 Điều 14 (được sửa đổi tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định số 70/2022/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2022) như sau:
- a) Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 14 như sau:
“b) Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;”;
- b) Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 14 như sau:
“c) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp tại địa phương tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định này và cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đủ điều kiện. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;”.
- 9. Bổ sung khoản f vào khoản 1 Điều 16 như sau:
“f) Cơ sở đào tạo lái xe giải thể theo quy định của pháp luật.”.
- 10. Sửa đổi điểm c và điểm g khoản 1 Điều 18 (được sửa đổi tại điểm a và điểm b khoản 8 Điều 1 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018) như sau:
- a) Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 18 (được sửa đổi tại điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018) như sau:
“c) Số lượng xe cơ giới dùng để sát hạch: Sát hạch lái xe trong hình hạng A1, B1, B2 và C tối thiểu mỗi hạng 02 xe, các hạng khác tối thiểu mỗi hạng 01 xe và không được sử dụng vào mục đích kinh doanh khác; sát hạch lái xe trên đường tối thiểu mỗi hạng 01 xe. Xe sát hạch lái xe thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch lái xe. Xe sát hạch lái xe hạng B1, B2 và FB có niên hạn không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất); xe sát hạch lái xe hạng C, FC, D, E, FD và FE có niên hạn theo quy định tại Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người;”;
- b) Sửa đổi điểm g khoản 1 Điều 18 (được sửa đổi tại điểm b khoản 8 Điều 1 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018) như sau:
“g) Thiết bị mô phỏng để sát hạch lái xe ô tô: tối thiểu 02 máy chủ (server); tối thiểu 10 máy trạm được cài đặt phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông do Bộ Giao thông vận tải quy định.”.
- 11. Sửa đổi khoản 3 Điều 19 như sau:
“3. Sở Giao thông vận tải cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.”.
- 12. Sửa đổi khoản 2 Điều 20 (được sửa đổi tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định số 70/2022/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2022) như sau:
“2. Trình tự thực hiện
- a) Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị kèm 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Giao thông vận tải;
- b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận gửi tổ chức, cá nhân; trường hợp không chấp thuận phải trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quá thời hạn trên, nếu không có văn bản trả lời thì được coi như đã chấp thuận đề nghị.”.
- 13. Sửa đổi Điều 21 (được sửa đổi tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định số 70/2022/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2022) như sau:
“Điều 21. Thủ tục cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động
- Sau khi xây dựng xong trung tâm sát hạch lái xe, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.
- Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản đề nghị, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, lập biên bản theo mẫu quy định tại phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định này và cấp giấy chứng nhận cho trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”.
- 14. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 23 (được sửa đổi tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định số 70/2022/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2022) như sau:
“b) Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản đề nghị, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, lập biên bản theo mẫu quy định tại phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định này và cấp giấy chứng nhận cho trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”.
- 15. Bổ sung khoản f vào khoản 1 Điều 24 như sau:
“f) Trung tâm sát hạch lái xe giải thể theo quy định của pháp luật.”.
- 16. Bổ sung điểm d vào khoản 1 Điều 26 như sau:
“d) Quy định và hướng dẫn việc quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe.”.
- Thay thế Phụ lục VII về mẫu Giấy phép xe tập lái bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- Bổ sung các Phụ lục vào Nghị định số 65/2016/NĐ-CP như sau:
- a) Bổ sung Phụ lục XIII về mẫu Biên bản kiểm tra cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện bằng Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
- b) Bổ sung Phụ lục XIV về mẫu Biên bản kiểm tra cấp giấy phép xe tập lái bằng Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
- Bãi bỏ các quy định tại khoản 2 Điều 7, điểm a khoản 4 Điều 8 và điểm a khoản 3 Điều 13.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 47/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2022) như sau:
- Thay thế cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” thành “Cục Đường bộ Việt Nam” tại: điểm a khoản 3, khoản 4 Điều 12; điểm c khoản 7 Điều 19; điểm b và điểm d khoản 5, khoản 13 Điều 22; điểm d khoản 5 Điều 34; Phụ lục I, Phụ lục III.
- Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 4 như sau:
“a) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và cập nhật danh mục mạng lưới tuyến trên phần mềm quản lý tuyến vận tải khách cố định của Bộ Giao thông vận tải. Sở Giao thông vận tải: xây dựng, điều chỉnh, bổ sung danh mục mạng lưới tuyến cố định nội tỉnh; thống nhất với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia để thực hiện xây dựng, điều chỉnh, bổ sung danh mục mạng lưới tuyến cố định liên tỉnh; cập nhật danh mục mạng lưới tuyến trên phần mềm quản lý tuyến vận tải khách cố định của Bộ Giao thông vận tải;”
- Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 5 Điều 7 như sau:
- a) Bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 7 như sau:
“đ) Không được quảng cáo hoặc đăng tải một trong các thông tin sau dưới mọi hình thức: hành trình/lộ trình; điểm đầu/nơi đi, điểm cuối/nơi đến; chuyến xe có xác định giờ khởi hành/xuất phát; giá vé hoặc số tiền/hành khách (người); địa điểm đón, trả khách.”
- b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 7 như sau:
“5. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trước khi thực hiện vận chuyển hành khách phải cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm g) Điều 15 của Nghị định này và danh sách hành khách kèm theo đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải qua thư điện tử (Email) hoặc qua phần mềm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.”.
- Bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 8 như sau:
“đ) Không được quảng cáo hoặc đăng tải một trong các thông tin sau để cung cấp dịch vụ vận chuyển dưới mọi hình thức (trừ hoạt động theo chương trình du lịch): hành trình/lộ trình; điểm đầu/nơi đi, điểm cuối/nơi đến; chuyến xe có xác định giờ khởi hành/xuất phát; giá vé hoặc số tiền/hành khách (người); địa điểm đón, trả khách.”
- Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1, điểm b và điểm đ khoản 6, điểm d khoản 7 Điều 19 như sau:
- a) Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 19 như sau:
“a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;”;
- b) Sửa đổi điểm b khoản 6 Điều 19 như sau:
“b) Không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên giấy phép trong thời hạn từ 06 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên giấy phép trong thời gian 06 tháng liên tục trở lên;”;
- c) Bổ sung điểm đ khoản 6 Điều 19 như sau:
“đ) Vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 7 và điểm đ khoản 3 Điều 8 của Nghị định này.”.
- d) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 7 Điều 19 như sau:
“d) Khi cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký, đơn vị kinh doanh vận tải phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải.
Trường hợp quá thời hạn trên đơn vị kinh doanh vận tải không nộp, Sở Giao thông vận tải tiếp tục đăng tải quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải và phù hiệu, biển hiệu trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng tải, đơn vị kinh doanh vận tải không nộp hoặc có nộp nhưng không đủ, Sở Giao thông vận tải kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và không cấp lại Giấy phép trong thời gian 30 ngày (trong thời gian 60 ngày đối với trường hợp bị thu hồi theo điểm đ khoản 6 Điều 19 của Nghị định này) kể từ ngày đơn vị kinh doanh vận tải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải nộp lại giấy phép kinh doanh vận tải và phù hiệu, biển hiệu theo quyết định thu hồi, cơ quan cấp Giấy phép không cấp lại Giấy phép trong thời gian 30 ngày (trong thời gian 60 ngày đối với trường hợp bị thu hồi theo điểm đ khoản 6 Điều 19 của Nghị định này) kể từ ngày đơn vị kinh doanh vận tải nộp lại đủ Giấy phép và phù hiệu, biển hiệu đã cấp. Sau thời gian 30 ngày kể từ ngày đơn vị kinh doanh vận tải nộp lại đủ Giấy phép và phù hiệu, biển hiệu đã cấp, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia kinh doanh, đơn vị kinh doanh vận tải phải làm thủ tục để được cấp lại Giấy phép theo quy định tại khoản 5 Điều 18 của Nghị định này.”.
- Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2, khoản 7, khoản 9 và khoản 10 Điều 20 như sau:
- a) Sửa đổi khoản 1 Điều 20 như sau:
“1. Căn cứ vào danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định, biểu đồ chạy xe theo tuyến phần mềm quản lý tuyến vận tải khách cố định của Bộ Giao thông vận tải, doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo loại hình tuyến cố định được quyền lựa chọn giờ xuất bến và thực hiện đăng ký khai thác tuyến tại các thời điểm chưa có đơn vị khai thác.”;
- b) Sửa đổi khoản 2 Điều 20 như sau:
“2. Đối với tuyến mới chưa có trong danh mục mạng lưới tuyến phần mềm quản lý tuyến vận tải khách cố định của Bộ Giao thông vận tải:
- a) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải xây dựng phương án và thống nhất với bến xe hai đầu tuyến về hành trình, giờ xe xuất bến gửi Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để đăng ký khai thác tuyến theo quy định;
- b) Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải với bến xe không thống nhất đượchành trình, giờ xe xuất bến: trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp, hợp tác xã, Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh có văn bản lấy ý kiến Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia về hành trình, giờ xe xuất bến theo đề xuất của doanh nghiệp, hợp tác xã; hết thời hạn trên nếu không có văn bản trả lời thì coi như Sở Giao thông vận tải được xin ý kiến đã đồng ý;
- c) Sở Giao thông vận tải (nơi đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh) thống nhất với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia để cập nhật, bổ sung vào danh mục mạng lưới tuyến theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này và cấp phù hiệu cho phương tiện theo quy định.”;
- c) Sửa đổi khoản 7 Điều 20 như sau:
“7. Doanh nghiệp, hợp tác xã được ngừng khai thác tuyến hoặc ngừng khai thác một hoặc một số chuyến xe trên tuyến.
- a) Trước khi ngừng hoạt động 15 ngày, doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi thông báo đến Sở Giao thông vận tải và bến xe hai đầu tuyến; bến xe hai đầu tuyến niêm yết thông báo tại bến xe tối thiểu 10 ngày trước khi ngừng hoạt động tuyến;
- b) Trong thời gian 2 ngày kể từ ngày ngừng hoạt động tuyến, Sở Giao thông vận tải cập nhật các nội dung theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.”;
- d) Sửa đổi khoản 9 Điều 20 như sau:
“9. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị thu hồi đăng ký khai thác tuyến đối với nốt (tài) đang khai thác khi trong một tháng thực hiện dưới 70% tổng số chuyến xe của nốt (tài) đã đăng ký.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 20 như sau:
“10. Sở Giao thông vận tải nơi phát hành Thông báo đăng ký khai thác tuyến thành công thực hiện thu hồi đăng ký khai thác tuyến đối với nốt (tài) đang khai thác theo trình tự sau đây:
- a) Ban hành quyết định thu hồi. Trường hợp tuyến đăng ký khai thác chỉ có 01 nốt (tài) hoặc toàn bộ các nốt (tài) của tuyến đều thực hiện dưới 70% tổng số chuyến xe đã đăng ký thì thực hiện thu hồi Thông báo đăng ký khai thác tuyến thành công và thu hồi phù hiệu đã cấp cho phương tiện hoạt động trên tuyến;
- b) Gửi quyết định thu hồi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe khách hai đầu tuyến, Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;
- c) Trong thời gian 2 ngày kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi, thực hiện cập nhật thông tin giờ xuất bến của nốt (tài) đã thu hồi vào phần mềm quản lý tuyến vận tải khách cố định của Bộ Giao thông vận tải để các doanh nghiệp, hợp tác xã khác đăng ký khai thác tuyến theo quy định của Nghị định này;
- d) Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp, hợp tác xã bị thu hồi không được đăng ký khai thác trên tuyến có nốt (tài) bị thu hồi. Sau thời gian 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia kinh doanh trên tuyến có nốt (tài) bị thu hồi thì doanh nghiệp, hợp tác xã phải làm thủ tục đăng ký khai thác tuyến theo quy định của Nghị định này.”.
- Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 Điều 22 như sau:
“a) Đơn vị kinh doanh vận tải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị; trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có nhu cầu sử dụng xe trung chuyển nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị hoặc Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp phù hiệu thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;”.
- Sửa đổi, bổ sung khoản 10, khoản 11 và điểm c khoản 12 Điều 22 như sau:
- a) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 22 như sau:
“10. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu một trong các trường hợp sau đây:
- a) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu đối với tất cả phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải khi đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải;
- b) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu của phương tiện vi phạm đối với trường hợp khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của mỗi phương tiện trong 01 tháng có từ 05 lần vi phạm tốc độ/1000 km xe chạy trở lên hoặc trong một ngày có từ 03 lần vi phạm tốc độ trở lên (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ dưới 05 km/h);
- c) Thu hồi phù hiệu của các xe ô tô kinh doanh vận tải theo tuyến cố định khi doanh nghiệp, hợp tác xã không hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến trong thời gian 60 ngày liên tục;
- d) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu khi đơn vị kinh doanh vận tải không có nhu cầu sử dụng phương tiện để kinh doanh vận tải;
đ) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 19, khoản 10 Điều 20 của Nghị định này.”;
- b) Sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 22 như sau:
“11. Sở Giao thông vận tải
- a) Ban hành quyết định và thu hồi phù hiệu, biển hiệu do cơ quan mình cấp đối với đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu theo quy định tại khoản 10 Điều này;
- b) Khi cơ quan cấp phù hiệu, biển hiệu ban hành quyết định thu hồi, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký, đơn vị kinh doanh vận tải phải nộp lại phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp, đồng thời dừng hoạt động kinh doanh vận tải đối với xe bị thu hồi;
Trường hợp quá thời hạn trên đơn vị kinh doanh vận tải không nộp, Sở Giao thông vận tải tiếp tục đăng tải quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải và phù hiệu, biển hiệu trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng tải, đơn vị kinh doanh vận tải không nộp, Sở Giao thông vận tải cập nhật vào Chương trình Quản lý kiểm định để cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm bị xử lý thu hồi phù hiệu, biển hiệu và có văn bản kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và không cấp lại phù hiệu, biển hiệu trong thời gian 30 ngày (trong thời gian 60 ngày đối với trường hợp bị thu hồi theo điểm đ khoản 6 Điều 19 của Nghị định này) kể từ ngày đơn vị kinh doanh vận tải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải nộp lại phù hiệu, biển hiệu theo quy định theo quyết định thu hồi, Sở Giao thông vận tải không cấp lại phù hiệu, biển hiệu trong thời gian 30 ngày (trong thời gian 60 ngày đối với trường hợp bị thu hồi theo điểm đ khoản 6 Điều 19 của Nghị định này) kể từ ngày đơn vị kinh doanh vận tải nộp phù hiệu, biển hiệu đến Sở Giao thông vận tải. Sau thời gian 30 ngày (60 ngày đối với trường hợp bị thu hồi theo điểm đ khoản 6 Điều 19 của Nghị định này) kể từ ngày nộp lại phù hiệu, biển hiệu, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia kinh doanh, đơn vị kinh doanh vận tải phải làm thủ tục để được cấp lại theo quy định tại Nghị định này;
- c) Chưa giải quyết cấp mới, cấp lại phù hiệu, biển hiệu đối với đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm quy định bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu mà không chấp hành quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu; sau khi chấp hành xong quyết định quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu thì thực hiện cấp theo quy định của Nghị. định này.”.
- c) Bổ sung điểm c khoản 12 Điều 22 như sau:
“c) Phải nộp lại phù hiệu, biển hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp trong trường hợp không sử dụng phương tiện để kinh doanh vận tải và khi bị thu hồi.”.
- Sửa đổi khoản 2 Điều 23 như sau:
“2. Tổ chức xây dựng và công bố danh mục các trạm dừng nghỉ trên quốc lộ; xây dựng phần mềm quản lý tuyến vận tải khách cố định; hướng dẫn về tổ chức, quản lý và tiêu chí điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định, mẫu Lệnh vận chuyển; việc kiểm tra thực hiện điều kiện đối với xe ô tô, lái xe và xác nhận vào Lệnh vận chuyển.”.
- Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 33 như sau:
“4. Xây dựng và công bố: Danh mục mạng lưới tuyến xe buýt nội tỉnh và liền kề; các điểm dừng đỗ phục vụ cho phương tiện kinh doanh vận tải đón, trả khách trên địa bàn. Chỉ đạo Sở Giao thông vận tải: xây dựng, điều chỉnh, bổ sung danh mục mạng lưới tuyến cố định nội tỉnh; thống nhất với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung danh mục mạng lưới tuyến cố định liên tỉnh; cập nhật danh mục mạng lưới tuyến phần mềm quản lý tuyến vận tải khách cố định của Bộ Giao thông vận tải.”.
- Bãi bỏ quy định tại điểm d khoản 9 Điều 22.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới như sau:
- Thay thế cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” tại:
- a) Điều 6, Điều 8, Điều 11, Điều 13, Điều 17, Điều 18, Điều 22, Điều 28, Điều 29, Điều 31, Điều 34, Điều 38, Điều 39, Điều 40; Mẫu số 02 Phụ lục 1; Mẫu số 02 Phụ lục 2; Mẫu số 10, Mẫu số 11 Phụ lục 03; Mẫu số 03, Mẫu số 08, Mẫu số 10, Mẫu số 12, Mẫu số 13, Mẫu số 14, Mẫu số 15 Phụ lục 04; Mẫu số 03, Mẫu số 11, Mẫu số 13, Mẫu số 14, Mẫu số 15, Mẫu số 16 Phụ lục 05; Mẫu số 08, Mẫu số 10, Mẫu số 11, Mẫu số 12, Mẫu số 13 Phụ lục 06.
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:
“a) Giấy phép liên vận cấp cho phương tiện thương mại được phép đi lại nhiều lần, mỗi lần không quá 30 ngày và có thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp. Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào cấp cho phương tiện thuộc các doanh nghiệp phục vụ các công trình, dự án thực hiện trên lãnh thổ Lào có thời hạn 01 năm và không bị hạn chế về thời gian của mỗi lần, nhưng không quá thời hạn kết thúc công trình, dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên lãnh thổ Lào. Riêng đối với xe vận tải hành khách theo hợp đồng và xe vận tải khách du lịch, Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào được cấp theo thời hạn chuyến đi hoặc thời gian của chuyến du lịch nhưng không vượt quá 30 ngày;
- b) Giấy phép liên vận cấp cho phương tiện phi thương mại (trừ những loại phương tiện được miễn giấy phép theo quy định tại các Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước Lào, Campuchia) có thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp, riêng thời hạn giấy phép liên vận cấp cho phương tiện đi công vụ, phương tiện của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế có thể có theo thời gian của chuyến đi nhưng không vượt quá 01 năm. Đối với vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia, Giấy phép liên vận cấp cho phương tiện phi thương mại được phép đi lại một lần và có thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày cấp.”.
- Sửa đổi điểm d khoản 4 Điều 6 như sau:
“d) Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính theo quy định.”.
- Sửa đổi điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều 8 như sau:
- a) Sửa đổi điểm d khoản 4 Điều 8 như sau:
“d) Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính theo quy định.”.
- b) Sửa đổi khoản 5 Điều 8 như sau:
“5. Khi Giấy phép liên vận ASEAN hết thời hạn sử dụng hoặc còn thời hạn sử dụng nhưng hết trang đóng dấu xác nhận của các cơ quan quản lý tại cửa khẩu hoặc bị hư hỏng, bị mất; nếu tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải còn nhu cầu đăng ký khai thác, lập hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, đồng thời nộp lại Giấy phép đã cấp (trừ trường hợp bị mất) về cơ quan cấp Giấy phép.”.
- Sửa đổi điểm b và điểm d khoản 1 Điều 9 như sau:
- a) Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 9 như sau:
“b) Không thực hiện hoạt động vận tải liên vận ASEAN trong thời gian 02 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép liên vận;”.
- b) Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 9 như sau:
“d) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN hoặc phù hiệu, biển hiệu của phương tiện bị cơ quan có thẩm quyền tước hoặc thu hồi;”.
- Sửa đổi điểm d khoản 4 Điều 11 như sau:
“d) Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính theo quy định.”.
- Sửa đổi điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều 13 như sau:
- a) Sửa đổi điểm d khoản 4 Điều 13 như sau:
“d) Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính theo quy định.”.
- b) Sửa đổi khoản 5 Điều 13 như sau:
“5. Khi Giấy phép liên vận GMS hoặc sổ TAD hết thời hạn sử dụng hoặc còn thời hạn sử dụng nhưng hết trang đóng dấu xác nhận của các cơ quan quản lý tại cửa khẩu hoặc bị hư hỏng, bị mất; nếu tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải còn nhu cầu đăng ký khai thác, lập hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, đồng thời nộp lại Giấy phép đã cấp (trừ trường hợp bị mất) về cơ quan cấp Giấy phép.”.
- Sửa đổi điểm b và điểm d khoản 1 Điều 14 như sau:
- a) Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 14 như sau:
“b) Không thực hiện hoạt động vận tải liên vận GMS trong thời gian 02 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép liên vận hoặc sổ TAD;”.
- b) Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 14 như sau:
“d) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS hoặc phù hiệu, biển hiệu của phương tiện bị cơ quan có thẩm quyền tước hoặc thu hồi;”.
- Sửa đổi tên khoản 5 và khoản 6 Điều 17 như sau:
- a) Sửa đổi tên khoản 5 Điều 17 như sau:
“5. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận tải loại A, E; giấy phép vận tải loại B, C, F, G lần đầu trong năm:”
- b) Sửa đổi khoản 6 Điều 17 như sau:
“6. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận tải loại B, C, F, G lần thứ hai trở đi trong năm:
- a) Người lái xe hoặc nhân viên của đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp giấy phép vận tải loại B, C, F, G lần đầu xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô cho Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải – Xây dựng các tỉnh nêu tại khoản 4 Điều này;
- b) Căn cứ vào danh sách phương tiện vận tải đã được cấp giấy phép vận tải loại B, C, F, G lần đầu, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải – Xây dựng các tỉnh nêu tại khoản 4 Điều này thực hiện cấp giấy phép vận tải loại B, C, F, G lần thứ hai trở đi trong năm.”.
- Sửa đổi điểm c khoản 4 Điều 18 như sau:
“c) Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan giới thiệu hoặc qua đường bưu chính theo quy định.”.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc loại D cho phương tiện của Trung Quốc
- Giấy phép vận tải loại D do cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải Trung Quốc trên cơ sở Giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền phía Trung Quốc.
- Thành phần hồ sơ:
- a) Giấy đề nghị cấp giấy phép vận tải loại D theo Mẫu số 11 Phụ lục IIIcủa Nghị định này;
- b) Giấy Giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền của phía Trung Quốc (bản sao kèm bản dịch có chứng thực các giấy tờ, văn bản từ tiếng Trung sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh đối với trường hợp bản gốc không có song ngữ tiếng Việt và tiếng Trung hoặc tiếng Trung và tiếng Anh);
- c) Giấy phép vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng hoặc hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao);
- d) Giấy phép vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng hoặc hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp (bản sao có chứng thực kèm bản dịch có chứng thực các giấy tờ, văn bản từ tiếng Trung sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh đối với trường hợp bản gốc không có song ngữ tiếng Việt và tiếng Trung hoặc tiếng Trung và tiếng Anh);
đ) Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô và Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (bản sao có chứng thực kèm bản dịch có chứng thực các giấy tờ, văn bản từ tiếng Trung sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh đối với trường hợp bản gốc không có song ngữ tiếng Việt và tiếng Trung hoặc tiếng Trung và tiếng Anh).
- Thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Giao thông vận tải các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Sở Giao thông vận tải – Xây dựng Lào Cai căn cứ theo tuyến đường vận chuyển, hành trình các điểm được phép dừng đỗ và các cặp cửa khẩu thuộc địa phận quản lý.
- Trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận tải loại D:
- a) Tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải Trung Quốc nộp hồ sơ trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
- b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp giấy phép theo Mẫu số 06 Phụ lục IIIcủa Nghị định này. Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do;
- c) Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính theo quy định.
- Trường hợp giấy phép vận tải loại D hết hạn, bị hư hỏng hoặc bị mất, tổ chức, đơn vị kinh doanh vận tải Trung Quốc lập hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép theo quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều này.”.
- Sửa đổi khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 23 như sau:
- a) Sửa đổi khoản 3 Điều 23 như sau:
“3. Thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải – Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”.
- b) Sửa đổi điểm d khoản 4 Điều 23 như sau:
“d) Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính theo quy định.”.
- Sửa đổi điểm b khoản 3, điểm a khoản 4, điểm c khoản 5 và khoản 6 Điều 25 như sau:
- a) Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 25 như sau:
“b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký hoặc bản sao từ sổ gốc của Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân phải xuất trình thêm bản sao hợp đồng thuê phương tiện;”.
- b) Sửa đổi điểm a khoản 4 Điều 25 như sau:
“a) Cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào cho phương tiện phi thương mại của các cơ quan trung ương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các cơ quan thuộc các Bộ, các tổ chức chính trị, xã hội ở trung ương, các cơ quan ngoại giao, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu đề nghị cấp tại Cục Đường bộ Việt Nam;”.
- c) Sửa đổi điểm c khoản 5 Điều 25 như sau:
“c) Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính theo quy định.”.
- d) Sửa đổi khoản 6 Điều 25 như sau:
“6. Khi Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào hết thời hạn sử dụng hoặc còn thời hạn sử dụng nhưng hết trang đóng dấu xác nhận của các cơ quan quản lý tại cửa khẩu hoặc bị hư hỏng, bị mất; tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải lập hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều này, đồng thời nộp lại Giấy phép đã cấp (trừ trường hợp bị mất) về cơ quan cấp Giấy phép.”.
- Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 26 như sau:
“b) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Lào hoặc phù hiệu, biển hiệu của phương tiện bị cơ quan có thẩm quyền tước hoặc thu hồi;”.
- Sửa đổi điểm b khoản 4, khoản 8 Điều 31 như sau:
- a) Sửa đổi điểm b khoản 4 Điều 31 như sau:
“Phương tiện phi thương mại của các cơ quan trung ương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các cơ quan thuộc các Bộ, các tổ chức chính trị, xã hội ở trung ương, các cơ quan ngoại giao, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội”.
- b) Sửa đổi khoản 8 Điều 31 như sau:
“8. Khi Giấy phép liên vận giữa giữa Việt Nam và Campuchia còn thời hạn sử dụng nhưng hết trang đóng dấu xác nhận của các cơ quan quản lý tại cửa khẩu hoặc bị hư hỏng, bị mất; nếu tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải còn nhu cầu đăng ký khai thác, lập hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 7 Điều này, đồng thời nộp lại Giấy phép đã cấp (trừ trường hợp bị mất) về cơ quan cấp Giấy phép. Đối với giấy phép liên vận hết thời hạn sử dụng, nếu đơn vị kinh doanh vận tải còn nhu cầu đăng ký khai thác, lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 7 Điều này, đồng thời nộp lại Giấy phép đã cấp về cơ quan cấp Giấy phép.”.
- Sửa đổi điểm b và điểm d khoản 1 Điều 32 như sau:
- a) Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 32 như sau:
“b) Không thực hiện hoạt động vận tải liên vận giữa Việt Nam và Campuchia trong thời gian 02 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép liên vận;”.
- b) Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 32 như sau:
“d) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia hoặc phù hiệu, biển hiệu của phương tiện bị cơ quan có thẩm quyền tước hoặc thu hồi;”.
- Sửa đổi điểm c khoản 7 và khoản 8 Điều 35 như sau:
- a) Sửa đổi điểm c khoản 7 Điều 35 như sau:
“c) Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính theo quy định.”.
- b) Sửa đổi khoản 8 Điều 35 như sau:
“ 8. Khi Giấy phép liên vận giữa giữa Việt Nam, Lào và Campuchia còn thời hạn sử dụng nhưng hết trang đóng dấu xác nhận của các cơ quan quản lý tại cửa khẩu hoặc bị hư hỏng, bị mất; nếu tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải còn nhu cầu đăng ký khai thác, lập hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 7 Điều này, đồng thời nộp lại Giấy phép đã cấp (trừ trường hợp bị mất) về cơ quan cấp Giấy phép. Đối với giấy phép liên vận hết thời hạn sử dụng, nếu đơn vị kinh doanh vận tải còn nhu cầu đăng ký khai thác, lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 7 Điều này, đồng thời nộp lại Giấy phép đã cấp về cơ quan cấp Giấy phép.”.
- Sửa đổi điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 36 như sau:
- a) Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 36 như sau:
“b) Không thực hiện hoạt động vận tải qua biên giới giữa Việt Nam, Lào và Campuchia trong thời gian 02 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép;”.
- b) Sửa đổi điểm đ khoản 1 Điều 36 như sau:
“đ) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Lào hoặc Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia hoặc phù hiệu, biển hiệu của phương tiện bị cơ quan có thẩm quyền tước hoặc thu hồi.”.
- Sửa đổi khoản 2 Điều 40 như sau:
“2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cơ quan chuyên môn cấp tỉnh bảo đảm kết nối liên thông phần mềm quản lý vận tải đường bộ qua biên giới với cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Đường bộ Việt Nam; chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện việc quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, các nhân, phương tiện được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận tải, giấy phép liên vận trên địa bàn địa phương”.
Điều 4. Điều khoản thi hành
- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2023.
- Nghị định này bãi bỏ quy định tại điểm a khoản 2, khoản 5, khoản 6 và điểm a, điểm b khoản 8 Điều 1 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ cơ sở đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe; khoản 2 Điều 2 Nghị định số 70/2022/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đường bộ.
- Điều khoản chuyển tiếp
- a) Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, Giấy phép xe tập lái, Giấy phép đào tạo lái xe ô tô, Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, tiếp tục còn giá trị sử dụng;
- b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô thực hiện trang bị thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe của học viên trên xe tập lái trên sân tập lái kể từ ngày Quy chuẩn thay thế Quy chuẩn QCVN 105:2020/BGTVT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe) có hiệu lực thi hành;
- c) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô và trung tâm sát hạch lái xe phải đáp ứng điều kiện về niên hạn của xe tập lái và xe dùng để sát hạch lái xe trong thời gian ba (03) năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực;
- d) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động đã nộp tại Cục Đường bộ Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 65/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 138/2018/NĐ-CP;
đ) Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu Sở Giao thông vận tải chưa thực hiện được các nhiệm vụ quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định này thì có văn bản đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục thực hiện. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp, cấp lại Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 1 của Nghị định này;
- e) Giấy phép vận tải loại D do Cục Đường bộ Việt Nam cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, tiếp tục còn giá trị sử dụng.
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan trung ương của các đoàn thể; – Cục Đường bộ Việt Nam; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, CN (3b) pvc |
TM. CHÍNH PHỦ Phạm Minh Chính |