ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ NGHỀ VẬN HÀNH XE NÂNG HÀNG| XE NÂNG NGƯỜI UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY ĐÚNG CHUYÊN MÔN
ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ XE NÂNG TẠI DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG| ĐỒNG NAI| HỒ CHÍ MINH| LONG AN| VŨNG TÀU| TÂY NINH| BÌNH PHƯỚC
CSDN Đại Việt liên kết đào tạo nghề lái xe nâng hàng, xe nâng người, thang nâng cho người lao động nhằm nâng cao kỹ năng nghề đem lại hiệu quả công việc, vận hành thiết bị an toàn, an toàn trong lao động. Sau khi kết thúc khóa học: người học ngoài lĩnh hội được kiến thức lý thuyết cơ bản về xe nâng (nguyên lý hoạt động, sự hoạt động ổn định xe nâng hàng, bảo dưỡng định kỳ, phát hiện và khắc phục kịp thời những hư hỏng có thể xảy ra trong thời gian sắp tới) còn được trang bị kiến thức vận hành an toàn thuộc nhóm 3 theo quy định của BLDTBXH.
VÌ SAO PHẢI CHỌN NƠI ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE NÂNG UY TÍN CHẤT LƯỢNG:
- Nhằm lĩnh hội được kiến thức cốt lõi thiết bị khi được giảng viên đào tạo đúng chuyên môn lĩnh vực xe nâng (Forklift);
- Được đào tạo kỹ thuật nâng hàng từ cơ bản đến nâng cao;
- Được trang bị kiến thức bảo dưỡng – sửa chữa cơ bản nhằm khắc phục sự cố nhanh = > ổn định sản xuất;
- Giảng viên giảng dạy được đào tạo chuẩn giáo viên an toàn thuộc các nhóm thiết bị An toàn VSLD;
QUY TRÌNH ĐÀO TẠO THIẾT BỊ NÂNG (XE NÂNG, CẦU TRỤC, CỔNG TRỤC, PALANG, CẦN TRỤC Ô TÔ, CẦN TRỤC BÁNH XÍCH, CẦN TRỤC THÁP, VẬN THĂNG)
- Tiếp nhận thông tin khách hàng;
- Khảo sát thiết bị;
- Xây dựng chương trình đào tạo;
- Thảo luận bảng giá;
- Thỏa thuận hợp đồng;
- Tiến hành thực hiện theo hợp đồng.
Điều kiện của học viên
Để học xe nâng, học viên phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống, học tập, làm việc và cư trú tại Việt Nam.
- Có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Có trình độ văn hóa.
- Đáp ứng các điều kiện về sức khỏe theo quy định hiện hành: không mắc các bệnh như dị tật chân tay, các bệnh về thần kinh,…
Kiến thức về xe nâng hàng
Xe nâng hàng ngày càng được ứng dụng rộng rãi, được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Chính vì vậy, lái xe nâng cũng là công việc có cơ hội rộng mở. Tuy nhiên công việc trên có cần bằng lái xe nâng không? Thi bằng ở đâu và giá bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ cập nhật thông tin giải đáp.
Sơ lược về xe nâng hàng
Xe nâng (tiếng Anh gọi là Forklift) là một thiết bị công nghiệp có khả năng nâng hạ hàng hóa lên độ cao nhất định và di chuyển từ nơi này sang nơi khác theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Xe nâng có nhiều loại theo cách phân chia khác nhau, cụ thể:
- Theo tải trọng: Xe nâng 1 tấn, xe nâng 2 tấn, xe nâng 3 tấn, xe nâng 4 tấn, xe nâng 5 tấn,…
- Theo nhiên liệu: Xe nâng dầu, xe nâng điện,…
- Theo phương thức điều khiển: Xe nâng đứng lái, xe nâng ngồi lái, xe nâng tay,…
Nếu như các loại xe nâng điện mini được sử dụng chủ yếu trong nhà kho, xưởng sản xuất nhỏ thì khá dễ vận hàng, không tốn quá nhiều thời gian đào tạo nhưng với các dòng xe lớn, xe nâng 3 bánh, 4 bánh, xe tải trọng lớn,… sẽ có yêu cầu khắt khe về người lái. Lúc này, để đảm bảo quá trình vận hành an toàn, người lái phải đảm bảo tiêu chí nhất định và có bằng lái xe nâng.
Bằng lái xe nâng là gì?
Thực chất, không có bằng lái xe nâng mà chỉ có chứng chỉ vận hành xe nâng. Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn bằng lái xe nâng và chứng chỉ vận hành xe nâng là hai loại giấy tờ khác nhau nhưng thực chất chúng là một.
Theo đó, bằng lái xe nâng là một loại chứng chỉ nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp. Loại giấy tờ này khác so với bằng lái ô tô, xe máy bởi bằng lái ô tô, xe máy là giấy phép lái xe do Bộ Giao thông Vận tải cấp. Đây chính là sự khác biệt giữa chứng chỉ vận hành xe nâng và các loại bằng lái xe khác.
Bằng lái xe nâng (chứng chỉ vận hành xe nâng) có kích thước bằng với một tờ giấy A5, nhìn giống tấm bằng tốt nghiệp THCS hay THPT. Để có được bằng lái xe nâng cần trải qua quá trình học và thi, đảm bảo kiến thức cũng như thực hành lái xe nâng được tốt nhất. Đây là một trong những loại giấy tờ giúp đảm bảo trình độ để nhiều người ứng tuyển với công việc lái xe nâng cho các doanh nghiệp.
Vì sao phải thi bằng lái xe nâng?
Trước tiên, theo quy định của pháp luật thì khi vận hành xe ô tô, xe máy hay điển hình là xe nâng thì người vận hành bắt buộc phải có bằng lái theo quy định. Vì vậy, thi bằng lái xe nâng giúp đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật. Đây là vấn đề cần được lưu tâm và đặt lên hàng đầu.
Thứ hai, bằng lái xe nâng giúp người lao động dễ dàng tìm kiếm cho mình công việc phù hợp liên quan đến vận hành xe nâng hàng tại các doanh nghiệp.
Thứ ba, người lao động có bằng lái xe nâng giúp tăng thêm độ tin tưởng cũng như khẳng định chuyên môn cao sẽ tìm được những công việc tốt với mức lương cao hơn.
Với trường hợp người lao động có nhu cầu tìm kiếm hoặc làm việc vận hành xe nâng mà không có bằng sẽ dễ xảy ra những vấn đề không mong muốn như: thanh tra kiểm tra, có thể gây ra một số lỗi nguy hiểm khôn lường.
Chương trình học cơ bản học lái xe nâng
Khi học lái xe nâng sẽ chia làm 2 phần bao gồm lý thuyết và thực hành, cụ thể:
Về lý thuyết học lái xe nâng:
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của xe nâng.
- Tìm hiểu các bộ phận trên xe nâng.
- Tìm hiểu các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi điều khiển xe nâng.
- Kiểm tra phần lý thuyết đã học.
Về thực hành học lái xe nâng:
- Kỹ thuật lái xe cơ bản.
- Kỹ thuật sử dụng càng nâng.
- Kỹ thuật nâng hàng từ thấp lên cao.
- Cách bảo dưỡng và kiểm tra xe định kỳ.
- Kiểm tra phần thực hành đã học.
Các kiến thức về vận hành xe nâng, thực hành cũng như các tình huống khi vận hành xe nâng có thể gặp phải sẽ được các trung tâm dạy học chi tiết. Điều này giúp người lao động không chỉ có kiến thức, được thực hành mà còn nắm rõ cách xử lý trong những tình huống phát sinh đặc biệt. Bất cứ thắc mắc nào của học viên liên quan đến vận hành xe nâng cũng sẽ được giải đáp chi tiết.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.