Trung Tâm Sát Hạch GPLX Lái Xe An Cư – 08 567 91 888
-
Địa chỉ: 36, Đx 083, Định Hoà, TDM, Bình Dương.
-
ĐT/Zalo: 08 567 91888
-
Người Liên hệ: ThS. Nguyễn Trọng Thuật (Chuyên Ngành Ô Tô)
-
Văn phòng nộp hồ sơ: 192-194-196, Đx 033, Phú Mỹ, TDM, Bình Dương.
-
Website: Laixeancu.com
Quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1
– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
– Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định.
– Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và ô tô hạng B1 được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra.
– Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo, hồ sơ bao gồm:
-
Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định (Cơ sở đào tạo cấp).
-
Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
-
Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
-
Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
– Thời gian đào tạo hạng A1: 12 giờ (lý thuyết: 10, thực hành lái xe: 02)
-
Pháp luật giao thông đường bộ: 8 giờ
-
Kỹ thuật lái xe: 2 giờ
-
Thực hành lái xe: 2 giờ
-
Số giờ học thực hành lái xe/học viên: 2 giờ
-
Số giờ/học viên/khóa đào tạo: 12 giờ
-
Tổng số giờ một khóa đào tạo: 12 giờ
-
Số ngày thực học: 2 ngày
– Hạng A1 cấp cho:
-
Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3đến dưới 175 cm3;
-
Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
Chương trình học lý thuyết lái xe:
Hạng A1: 200 câu hỏi lý thuyết bao gồm 20 câu điểm liệt
– Phần 1: Khái niệm và quy tắc giao thông: 83 câu (từ câu 1 đến câu 83, có 18 câu điểm liệt)
– Phần 2: Văn hóa và đạo đức: 5 câu (từ câu 84 đến câu 88)
– Phần 3: Kỹ thuật lái xe: 12 câu ( từ câu 89 đến câu 100, có 2 câu điểm liệt)
– Phần 4: Biển báo đường bộ: 65 câu ( từ câu 101 đến câu 165)
– Phần 5: Sa hình: 35 câu ( từ câu 166 đến câu 200)
Ghi chú: 20 câu điểm liệt bắt buộc phải trả lời đúng.
Hồ sơ cá nhân học viên cần đăng ký học lái xe máy A1:
-
03 ảnh 3 x 4 nền xanh
-
Giấy khám sức khỏe học lái xe.
-
Phô tô 01 CMND hoặc CCCD
Phân biệt xe mô tô và xe gắn máy
Xe mô tô hay xe gắn máy đều có thiết kế và cách hoạt động khá tương đồng nên nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Tuy nhiên phân biệt xe mô tô và xe gắn máy rõ ràng là việc cần thiết để người điều khiển phương tiện thực hiện đúng các điều luật, quy định liên quan khi tham gia giao thông.
– Xe mô tô là xe cơ giới 2 hoặc 3 bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh. Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy.
– Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có 2 hoặc 3 bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50cm3.
Phân biệt xe mô tô và xe gắn máy một cách đơn giản nhất là tất cả các loại xe có tốc độ tối đa theo thiết kế lớn hơn 50 km/h, động cơ đốt trong có dung tích xi lanh lớn hơn 50cm3 là xe máy (xe mô tô). Và ngược lại là xe gắn máy.
Quy định pháp luật hiện hành về 2 loại phương tiện này cũng có nhiều điểm khác biệt, cụ thể như sau:
Tiêu chí so sánh |
Xe mô tô |
Xe gắn máy |
Độ tuổi được lái xe | 18 tuổi trở lên | 16 tuổi trở lên |
Yêu cầu về giấy phép lái xe (GPLX) | Phải có GPLX hạng A1 trở lên | Không cần |
Tốc độ tối đa của xe khi tham gia giao thông | Dao động từ 50 đến 70km/h tùy khu vực dân cư | Tốc độ tối đa cho phép cả ở trong và ngoài khu vực đông dân cư đều giới hạn ở mức 40 km/h |
Hệ thống biển báo, quy định | Ký hiệu xe máy có người ngồi trên xe | Ký hiệu xe máy không có người ngồi trên xe |
Mức phạt quá tốc độ tối đa cho phép |
– Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng khi quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h và không bị tước quyền sử dụng GPLX – Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng khi quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h và không bị tước quyền sử dụng GPLX – Phạt tiền từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng khi quá tốc độ quy định trên 20 km/h và tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng. |
|
Mức phạt khi sử dụng rượu/bia khi lái xe |
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam – 0,4 miligam/1 lít khí thở. – Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.