Quy định cách đi khi gặp vạch kẻ mắt võng và mức xử phạt vi phạm

IMG 2471

Thời gian gần đây, khi tham gia giao thông qua ngã tư đường Hùng Vương, chúng ta thường thấy có vạch kẻ kiểu mắt võng màu vàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của loại vạch này và cách đi  thế nào cho đúng khi gặp vạch mắt võng trên đường để tránh bị phạt oan.
Liên quan đến vấn đề này, căn cứ theo quy định tại điểm e Vạch 4.4 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT  ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 quy định “Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông”.
Như vậy, khi thấy vạch kẻ mắt võng màu vàng, người điều khiển phương tiện giao thông không được dừng lại trong vạch này.
Tuy nhiên, việc đi qua vạch mắt võng chia thành hai trường hợp như sau:
Thứ nhất, vạch kẻ mắt võng không đi cùng mũi tên chỉ hướng, trong trường hợp này, nếu đèn tín hiệu xanh, lái xe được đi qua vạch mắt võng. Nếu tín hiệu đèn đỏ mà lái xe dừng tại vạch mắt võng thì xem là vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường.
image 20201021152914 1
Vạch kẻ mắt võng màu vàng tại ngã tư (hình minh họa)

Thứ hai, trên vạch kẻ mắt võng là mũi tên xác định hướng phải đi thì những người đi theo hướng phải đi của mũi tên được phép đi qua. Nếu mũi tên trên vạch mắt võng chỉ hướng rẽ phải mà xe đi qua vạch kẻ mắt võng sau đó đi thẳng thì dù đèn xanh vẫn vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường.
image 20201021152914 2
Vạch kẻ mắt võng có mũi tên (hình minh họa)
Theo quy định tại Nghị định số số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chỉnh phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường như sau:

Đối với ô tô: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Như vậy, khi người điều khiển phương tiện giao thông không chấp hành hiệu lệnh vạch kẻ đường, ngoài bị phạt tiền nếu gây tai nạn giao thông còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!