Chương 2: Động Cơ Ô Tô

Ht cung cap nl dco diesel dk dien tu

2.1 – CÔNG DỤNG VÀ CẤU TẠO CHUNG CỦA ĐỘNG CƠ ÔTÔ
Động cơ là nguồn động lực của ôtô. Khi làm việc, nhiệt năng được biến đổi thành cơ năng và truyền đến các bánh xe chủ động tạo ra chuyển động tịnh tiến cho ôtô. Động cơ bao gồm các cơ cấu và hệ thống sau: cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

nguyen ly hoat dong kieu Pit tong

2.2 – NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 4 KỲ – MỘT XI LANH
2.2.1 – Nguyên lý làm việc của động cơ xăng
Động cơ đốt trong 4 kỳ sử dụng nhiên liệu xăng, loại hình thành hoà khí bên ngoài (Vùng chế hoà khí) hoặc loại hình thành hoà khí bên trong (phun xăng trực tiếp vào xi lanh động cơ) đều có chu trình làm việc gồm 4 quá trình:

  • Hút (nạp) hoà khí vào xi lanh; nén; nổ (cháy – giãn nở) và xả.
  • Ở cuối quá trình nén, hoà khí được đốt cháy cưỡng bức nhờ tia lửa điện (nguồn bên ngoài) và sinh công.

So do dco 4 ky

– Kỳ hút : khi pít tông chuyển động từ điểm chết trên (ĐCT) xuống điểm chết dưới (ĐCD), xu páp hút mở, xu páp xả đóng khí hỗn hợp xăng hoà trộn với không khí ở dạng sương mù tại bộ chế hoà khí đƣợc hút vào xi lanh của động cơ.
– Kỳ nén : khi pít tông chuyển động từ ĐCD lên ĐCT lúc này cả hai xu páp đều đóng, khí hỗn hợp trong xi lanh bị nén dần lại.
– Kỳ nổ (cháy – giãn nở – sinh công): ở cuối kỳ nén, khí hỗn hợp ở nhiệt độ và áp suất cao gặp tia lửa điện sẽ bốc cháy và sinh công đẩy pít tông chuyển động từ ĐCT xuống ĐCD (cả hai xu páp đều đóng). Ở kỳ nổ nhiệt năng được biến thành cơ năng làm quay trục khuỷu của động cơ

– Kỳ xả : khi pít tông chuyển động từ ĐCD lên ĐCT(xu páp hút đóng, xu páp xả mở). Hoà hợp khí đã cháy trong xi lanh bị đẩy qua cửa xả ra ngoài.
2.2.2 – Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 4 kỳ
Nguyên lý làm việc của động cơ diezel cũng gồm 4 kỳ như động cơ xăng, chỉ khác là ở kỳ nạp không khí được hút vào xi lanh và cuối quá trình nén dầu diezel được phun vào hoà trộn với không khí ngay trong buồng đốt; ở nhiệt độ cao và áp suất lớn khí hỗn hợp tự bốc cháy và sinh công.
2.2.3 – So sánh động cơ xăng và động cơ diesel
Nếu hai động cơ xăng và động cơ diezel có cùng số xi lanh, cùng kích thước đường kính xi lanh, cùng một chu kỳ công tác, cùng tốc độ vòng quay trục khuỷu thì:
– Động cơ diezel có công suất lớn hơn vì có tỷ số nén lớn hơn;
– Nhiên liệu diezel rẻ tiền hơn, tiêu hao ít hơn;
– Tiếng ồn của động cơ diezel cao hơn động cơ xăng;
– Giá thành chế tạo động cơ diezel cao hơn động cơ xăng.
2.3 – ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 4 KỲ NHIỀU XI LANH SỬ DỤNG TRÊN XE ÔTÔ
Qua nguyên lý làm việc của động cơ bốn kỳ một xi lanh có thể thấy pít tông phải thực hiện 4 hành trình ứng với hai vòng quay của trục khuỷu. Trong bốn hành trình chỉ có một hành trình sinh công. Để có công suất lớn cần sử dụng động cơ 4 kỳ nhiều xi lanh. Ở loại động cơ này, cứ sau hai vòng quay của trục khuỷu, mỗi xi lanh sinh công một lần với thời điểm sinh công giãn cách đều theo vòng quay trục khuỷu.

So với động cơ một xi lanh, động cơ nhiều xi lanh có công suất lớn hơn và làm việc ổn định hơn.
Trên ôtô thường sử dụng động cơ 4 kỳ 4 xi lanh, 6 xi lanh bố trí thẳng hàng và 8 xi lanh bố trí hình chữ V (hình vẽ 2-3)

Dong co 4 ky xy lanh thang hang

Hình 2-4: Động cơ 4 kỳ 8 xy lanh kiểu chữ V
1-Trục cam, 2-Xylanh, 3-Trục khuỷu, 4-xupáp, 5-Thanh truyền

2.4 – HỆ THỐNG BÔI TRƠN ĐỘNG CƠ
Hệ thống bôi trơn động cơ dùng để:
– Đưa dầu tới các bề mặt ma sát để bôi trơn;
– Lọc sạch tạp chất lẫn trong dầu nhờn khi dầu nhờn tẩy rửa các bề mặt ma sát;
– Làm mát các bề mặt ma sát và làm mát dầu bôi trơn .
Sơ đồ hệ thống bôi trơn động cơ đƣợc trình bày trên hình 2-5

He thong boi tron dong co

Khi động cơ làm việc, bơm dầu hút dầu từ các te qua lọc dầu và đẩy lên bầu lọc thô. Ở bầu lọc thô, dầu được lọc sạch các tạp chất cơ học, sau đó phần lớn dầu (khoảng 80 – 85%) đi tới đường dầu chính để bôi trơn cho các cổ trục, các cổ thanh truyền của trục khuỷu, các cổ trục cam, dàn cò . . . Còn phần nhỏ (khoảng 15 – 20%) sang bầu lọc tinh, sau khi lọc sạch trở về các te. Các chi tiết như xi lanh, pít tông, vòng găng được bôi trơn bằng phương pháp vung té. Dầu sau khi đi bôi trơn các bề mặt làm việc của các cụm chi tiết nêu trên sẽ rơi tự do xuống các te.

Khi bầu lọc thô bị tắc do bẩn thì van an toàn ở bầu lọc thô mở cho dầu qua van đi bôi trơn mà không qua bầu lọc để tránh hiện tượng thiếu dầu.
2.7 – HỆ THỐNG LÀM MÁT
Trong quá trình động cơ làm việc, nhiệt độ sinh ra ở kỳ nổ là rất lớn. Các chi tiết tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao sẽ bị ảnh hưởng xấu đến độ bền, độ cứng vững,độ giãn nở và tuổi thọ …
Do nhiệt độ cao, độ nhớt của dầu nhờn bôi trơn giảm, làm tổn thất ma sát tăng, gây hiện tƣợng bó kẹt pít tông trong xi lanh, giảm hệ số nạp, dẫn tới công suất của động cơ giảm. Đối với động cơ xăng dễ gây ra hiện tƣợng cháy kích nổ.
Để tránh những hiện tƣợng trên, cần có hệ thống làm mát động cơ
Hệ thống làm mát có tác dụng làm giảm nhiệt độ của các chi tiết bị nóng lên trong quá trình làm việc và giữ cho động cơ ổn định ở một nhiệt độ nhất định tùy thuộc vào nhà sản xuất, nhiệt độ động cơ thƣờng trong khoảng từ 80 – 90 oC.
Để làm mát động cơ, hiện nay thường sử dụng :

– Hệ thống làm mát bằng không khí;

– Hệ thống làm mát bằng nước.
Hệ thống làm mát bằng không khí thường được sử dụng trên các loại ôtô chạy ở những vùng sa mạc hoặc ở những nơi thiếu nước.
Hệ thống làm mát bằng nước có nhiều ưu điểm nên được sử dụng rộng rãi trên các loại động cơ ôtô.
Sơ đồ Cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước đƣợc trình bày trên hình 2 – 6

He thong lam mat dong co

Khi động cơ làm việc, bơm nƣớc hút nước từ két nước vào đƣờng dẫn nước trong thân máy để làm mát các xi lanh, các buồng cháy và phần nắp máy. Sau khi làm mát thân máy và nắp máy, nếu nhiệt độ nước nhỏ hơn 80oC thì nước không qua két nước mà lại qua bơm rồi tuần hoàn trong động cơ để nhiệt độ nước làm mát tăng đến nhiệt độ quy định (nhờ van hằng nhiệt đóng), nếu nhiệt độ của nước > 80 oC thì van hằng nhiệt mở để nước qua két làm mát. Nƣớc sau khi được làm mát lại tiếp tục theo đường ống lên bơm để đi làm mát cho động cơ. Ngoài ra hệ thống làm mát còn cung cấp nhiệt lượng cho hệ thống sưởi trên ô tô thông qua van mở đóng hệ thống sưởi, nước nóng được chảy qua két sấy để cung cấp nhiệt lượng sưởi cho hệ thống.

Để tăng hiệu quả và làm mát động cơ, phía sau két nƣớc và phía trước động cơ có bố trí quạt gió, quạt gió làm việc khi nhiệt độ động cơ đạt ngưỡng 800C, (cảm biến nhiệt độ động cơ cấp tín hiệu về cho rơ le điều khiển quạt gió hoạt động) và ngược lại khi nhiệt độ giảm xuống dưới 800C (cảm biến nhiệt độ cấp tín hiệu về cho rơ le đều khiển tắt quạt gió).
2.8 – HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU
2.8.1 – Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng
Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng dùng để hoà trộn xăng với không khí sạch theo một tỉ lệ nhất định tạo thành khí hỗn hợp, cung cấp cho các xi lanh của động cơ theo thứ tự làm việc của nó.
2.8.1.1 Hệ thống cung cấp nhiên liệu bằng chế hòa khí
Khi động cơ làm việc, bơm xăng hút xăng từ thùng chứa theo ống dẫn qua bầu lọc đến buồng phao của bộ chế hoà khí. Ở hành trình hút, pít tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, áp suất trong xi lanh giảm, hút không khí qua bầu lọc không khí vào bộ chế hoà khí, đồng thời hút xăng ra hoà trộn đều với không khí tạo thành
khí hỗn hợp. Khí hỗn hợp theo đường ống nạp, nạp vào các xi lanh theo thứ tự làm việc của động cơ. Ở cuối kỳ nén, bu gi bật tia lửa điện đốt cháy khí hỗn hợp trong buồng cháy của động cơ. Sau quá trình cháy, khí đã cháy trong xi lanh đƣợc thải ra ngoài theo đường ống thải và qua ống giảm âm ra ngoài. (sơ đồ
nguyên lý hình 2-7a)

he thong cung cap nhien lieu bo che hoa khi

2.8.1.2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu bằng vòi phun điện tử
Khi động cơ làm việc, bơm xăng hút xăng từ thùng chứa theo ống dẫn qua bầu lọc đến đến ray với một áp suất ổn định.
Ở hành trình hút, pít tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, áp suất trong xi lanh giảm, hút không khí qua bầu lọc không khí, đồng thời hệ thống điều khiển điện tử cấp tín hiệu để vòi phun nhiên liệu phun xăng vào cổ hút hoà trộn đều với không khí tạo thành khí hỗn hợp. Khí hỗn hợp theo đƣờng ống nạp, nạp vào các xi lanh theo thứ tự làm việc của động cơ. Ở cuối kỳ nén, hệ thống điều khiển điện tử cấp tín hiệu để bu gi bật tia lửa điện đốt cháy khí hỗn hợp trong buồng cháy của động cơ. Sau quá trình cháy, khí đã cháy trong xi lanh đƣợc thải ra ngoài theo đường ống thải và qua ống giảm âm ra ngoài. (sơ đồ nguyên lý hình 2-7c)
Mức nhiên liệu trong thùng chứa được báo trên đồng hồ ở bảng đồng hồ (táp lô) trước mặt người lái.

He thong cung cap nhien lieu xang dien tu

Hình 2-7c: Hệ thống điều khiển điện tử cung cấp nhiên liệu
động cơ xăng
1-vòi phun nhiên liệu, 2- cảm biến, 3-thùng nhiêu liệu, 4-lọc
nhiên liệu, 5-không khí đi qua lọc vào cổ hút, 6-(cảm biến vị trí
bướm ga, cảm biến nhiệt độ gió), 7-cảm biến gió không tải, 8-
cảm biến nhiệt độ động cơ, 9-cảm biến vị trí trục khuỷu, 10-cảm
biến ô xy.

2.8.2 – Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diezel
Hệ thống cung cấp nhiên liệu diezel dùng để hút dầu diezel từ thùng chứa, lọc sạch và tạo ra áp lực cao, phun vào buồng đốt của động dƣới dạng sương mù để hoà trộn với không khí tạo thành khí hỗn hợp.
2.8.2.1. Hệ thống cung cấp nhiên liệu điều khiển bằng cơ khí
Khi động cơ làm việc, dầu diezel được bơm dầu hút từ thùng chứa qua bầu lọc thô, tới bơm nhiên liệu, qua bầu lọc tinh, tới bơm cao áp. Ở đây, nhiên liệu được nén đến áp suất cao rồi qua vòi phun, phun vào buồng cháy hoà trộn với không khí tạo thành khí hỗn hợp ở cuối kỳ nén. Do tác dụng của áp suất và nhiệt độ cao khí hỗn hợp tự bốc cháy. Sau đó, khí đã cháy theo ống xả và ống giảm âm thải ra ngoài. Dầu thừa ở vòi phun trở về bầu lọc tinh hay thùng chứa. Sơ đồ cấu tạo chung của hệ thống cung cấp nhiên liệu diezel được trình bày trên hình 2-8a

Ht cung cap nl dco diesel dk co khi

2.8.2.2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu điều khiển bằng điện tử
Khi động cơ làm việc, dầu diezel đƣợc bơm dầu hút từ thùng chứa qua bầu lọc thô, tới bơm nhiên liệu, qua bầu lọc tinh, tới bơm cao áp. Ở đây, nhiên liệu được nén đến áp suất cao ổn định rồi qua ray cung cấp nhiên liệu, ở chu cuối chu trình nén hệ thống điều khiển điện tử cấp tín hiệu cho vòi phun phun dầu áp suất cao vào buồng cháy hoà trộn với không khí tạo thành khí hỗn hợp ở cuối kỳ nén. Do tác dụng của áp suất và nhiệt độ cao khí hỗn hợp tự bốc cháy. Sau đó, khí đã cháy theo ống xả và ống giảm âm thải ra ngoài. Dầu thừa ở vòi phun trở về bầu lọc tinh hay thùng chứa. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống cung cấp nhiên liệu diezel điều khiển điện tử đƣợc trình bày trên hình 2-8b

Ht cung cap nl dco diesel dk dien tu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!