CHƯƠNG 5:  VĂN HÓA GIAO THÔNG

5.1. Khái niệm văn hóa giao thông
Văn hóa giao thông là một bộ phận của Văn hóa ứng xử của con người khi tham gia giao thông. Đó là sự tôn trọng là sự hiểu biết đầy đủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông, là ý thức trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông.
Văn hóa giao thông (VHGT) là tấm gương phản ánh trình độ văn hóa, văn minh của một đất nước, của một ngành. VHGT không đứng ngoài sự vận động và phát triển của xã hội. Văn hóa khi tham gia giao thông vừa là nhân tố phát sinh từ bản thân mỗi con người, vừa là định hướng chỉ đạo của các cấp, các ngành quản lý đối với người dân. Văn hóa giao thông phản ánh trình độ và tư duy lãnh đạo và quản lý, ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, mỗi người dân khi tham gia giao thông.
Bên cạnh việc hiểu rõ khái niệm văn hóa giao thông chúng ta cũng cần nắm được 2 yếu tố quan trọng quyết định văn hóa giao thông đó chính là tính pháp lý và tính cộng đồng trong văn hóa giao thông.
– Tính pháp lý:
Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.
Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đỗ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật đèn chiếu xa khi tham gia giao thông trong đô thị, khu đông dân cư … Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.
– Tính cộng đồng:
Người tham gia giao thông không chỉ tự giác chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật mà cần phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông. Tính cộng đồng chính là sự tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ và ứng xử một cách văn hóa giữa những người tham gia giao thông với nhau.
Điều này được thể hiện rõ qua việc không chen lấn khi gặp đường đông người qua lại, hay đơn giản là những cử chỉ đẹp khi tham gia giao thông như giúp đỡ người bị an khi gặp tai nạn giao thông, dắt cụ già hay em nhỏ qua đường, Nó còn được thể hiện ở cách mà người tham gia giao thông cùng phối hợp với lực lượng cảnh sát ngăn chặn những hành vi vi phạm, thông báo cho cơ quan chức năng biết nếu thấy các sự cố về cơ sở hạ tầng.
Tính cộng đồng trong văn hóa giao thông sẽ giúp được phần nào trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông, hay những vụ tranh cãi khi có tai nạn giao thông góp phần xây một văn hóa giao thông đúng nghĩa. Đồng thời nó còn giúp người tham gia giao thông xác định mình là một người có văn hóa khi tham gia giao thông, mang đến một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người nhất là bạn bè quốc tế.
5.2. Sự cần thiết xây dựng nếp sống văn hóa giao thông
5.2.1.1. Thực tế tham gia giao thông hiện nay
Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Đi khắp nẻo đường, câu khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình mình và cho xã hội.
Theo phân tích của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hầu hết các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do phương tiện vận tải hành khách và vận tải hàng hoá gây ra gần đây thì có đến 70 % lỗi là do người điều khiển phương tiện giao thông, chính vì vậy vấn đề đặt ra là phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm của người lái xe và nâng cao ý thức tham gia giao thông của mỗi người dân.
5.2.1.2. Sự cần thiết phải xây dựng nếp sống văn hóa giao thông
Hàng năm tai nạn giao thông (TNGT) đã cướp đi hàng chục ngàn mạng người, để lại biết bao thương tích cho nhiều người khác, gây thiệt hại to lớn về vật chất đối với con người và xã hội, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế – xã hội, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nhiều gia đình và xã hội. Một trong những giải pháp quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang chỉ đạo quyết liệt để kiềm chế tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông chính là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về An toàn giao thông tới các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân, nhất là những người tham gia giao thông, nhằm nâng cao ý thức về chấp hành Pháp luật về trật tự ATGT của người tham gia giao thông. Làm cho mọi người dân đều nhận thức đúng, hành động đúng, biết bảo vệ hạnh phúc của bản thân mình, gia đình mình và có thái độ phê phán đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về ATGT, tạo ra ý thức thi đua chấp hành pháp luật về ATGT ở các cấp, các ngành, mọi nơi, mọi chỗ, trên các tuyến đường khi tham gia giao thông.
Trong chiến lược xây dựng đất nước thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Giao thông vận tải luôn luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư để ngày càng hoàn thiện hơn về cơ sở hạ tầng, về năng lực quản lý giao thông và ý thức của người tham gia giao thông. Ba vấn đề trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó ý thức của người tham gia giao thông có vai trò quan trọng nhất trong 3 nội dung trên và được quan tâm tuyên truyền, phổ biến giáo dục, giám sát thực hiện nhằm xây dựng nếp sống
văn hoá giao thông cộng đồng.
5.3. Các tình huống ứng xử khi tham gia giao thông
Xây dựng nếp sống văn hoá giao thông khi tham gia giao thông nhằm tạo nên nếp sống cư xử có văn hoá, đúng luật, an toàn và có ý thức lịch sự, tự giác tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) nhƣ một chuẩn mực đạo đức truyền thống, khơi dậy nét đẹp thuần phong mỹ tục khi tham gia giao thông, giúp cho chúng ta ý thức và trách nhiệm đúng khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác.
Xây dựng nếp sống VHGT là nâng cao ý thức và thái độ của mọi người khi
tham gia giao thông. Biết từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên và nhường nhịn cho người già, trẻ em. Biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt. VHGT nâng lên, thì những hành vi sai trái, quậy phá, không đội mũ bảo hiểm… sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án, VHGT của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, TNGT và ùn tắc giao thông sẽ giảm.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cuộc sống mới luôn đòi hỏi phải xây dựng nền văn hoá đạo đức mới Việt Nam ngang tầm với yêu cầu của cuộc cách mạng mới và hội nhập quốc tế. Mỗi người chúng ta phải nghiêm túc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào nếp sống VHGT, góp phần đƣa đất nước phát triển bền vững.
Để an toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, mỗi người tham gia giao thông cần:
5.3.1. Thực hiện quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ:
Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. 

Dung xe dung vach

Dung xe nhuong duong cho nguoi di bo 5.3.2. Có trách nhiệm cao nhất với bản thân và với cộng đồng
– Đường giao thông không phải đường đua, không phóng nhanh, vượt ẩu. Hãy tôn trọng những người cùng tham gia giao thông.
– Khi trời mưa, cần giảm tốc độ, đi chậm vì tầm quan sát giảm, độ bám giữa bánh xe và mặt đường giảm. Đặc biệt là khi đi qua vũng nước đọng trên mặt đường để tránh hiện tượng bánh xe trượt trên mặt nước gây mất lái và té nước vào những người tham gia giao thông cùng.

Xe o to t nuoc len nguoi tham gia giao thong

 – Không tự cô lập mình – hãy báo hiệu truớc cho các tài xế khác về ý định của mình như chuẩn bị rẽ, vượt, đỗ…
– Luôn luôn biết mình đang làm gì – đó là nguyên tắc quan trọng nhất. Hãy nhớ rằng lái xe là công việc không dễ dàng và lái xe giỏi phải là lái xe an toàn.

Khong co chen vao cho trong

 – Tình huống xe ô tô báo rẽ và đang rẽ phải, tuy nhiên xe máy nhìn thấy chỗ trống vẫn cố tình đi vào quỹ đạo chuyển động của ô tô, rất dễ xảy ra tai nạn khi xe máy nằm trong vùng mù của ô tô.

Chu y quan sat khi mo cua

 – Mở cửa xe không chú ý quan sát có thể gây tai nạn cho người tham giam giao thông như trên hình vẽ 5-5.
Dan hang 5di tren duong

Tai nan do khong giu khoang cach  – Khi tham gia giao thông phải giữ khoảng cách an toàn với xe phía truớc, đề phòng trường hợp xe phía truớc gặp sự cố bất ngờ thì có đủ khoảng cách để phanh dừng xe an toàn.
– Khi tham gia giao thông phải chở đúng số người, đúng trọng tải cho phép của phương tiện và cầu, đường bộ, đúng kích thước khổ giới hạn quy định trên từng loại xe để đảm bảo an toàn.
Khi chở hàng hóa quá khổ, quá tải: đặc tính kỹ thuật của xe bị thay đổi so với thiết kế ban đầu, dẫn đến hệ số an toàn của phương tiện bị thay đổi có thể gây mất an toàn khi tham gia giao thông.

Cho qua so nguoi quy dinhXe cho qua kho gioi han

– Không sử dụng rượu, bia truớc và trong khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Khong tham gia giao thong khi da uong ruou bia

5.3.3. Lái xe an toàn; luôn bình tĩnh, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông.
Lái xe an toàn, tuân thủ đúng luật giao thông, chủ động phán đoán phòng tránh tai nạn trong mọi tình huống chính là cách để bảo vệ an toàn cho bản thân, cộng đồng và toàn xã hội là nét đẹp cao nhất trong văn hóa giao thông. Cùng với đó luôn có một thái độ bình tĩnh khi ngồi sau vô lăng là một điều vô cùng quan trọng. Thái độ giận dữ và hung hăng có thể bắt nguồn từ hành vi lái xe của người khác, như cắt đường, chuyển làn không an toàn, phóng nhanh, vượt ẩu và không tuân theo các biển chỉ dẫn giao thông; lạng lách, đánh võng, chen lấn gây thêm tình trạng ùn tắc giao thông. Điều xảy ra tiếp theo sẽ là một vụ xả còi, quát tháo hoặc những cử chỉ thô tục. Những hành vi này có thể dẫn tới các vụ ẩu đả trên đường hoặc thậm chí khiến các lái xe sử dụng chính xe mình để tấn công xe khác.
Vào thời điểm này thái độ hung hăng có thể ảnh hưởng tới sự an toàn của người lái xe và của người khác cùng lưu thông trên đường. Sự bình tĩnh, dung hòa nhường nhịn nhau trong lúc này là điều cần thiết.

Giao thong hon lon

Đặc biệt khi xảy ra tai nạn giao thông, chúng ta đều biết tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình huống bất ngờ, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản. Khi không may gặp phải tai nạn giao thông thì người tham gia giao thông cần phải thực sự bình tĩnh để giải quyết mọi việc, trên cơ sở nhìn nhận khách quan và thái độ dung hòa, nhã nhặn. Đôi khi chính cách ứng xử của chúng ta có thể làm mọi chuyện thêm hỗn loạn, căng thẳng nhưng cũng có thể giúp dàn xếp các vụ va chạm một cách hợp lý, hợp tình.
Còn rất nhiều các tình huống bất ngờ khác xảy ra khi chúng ta tham gia giao thông trên đường nhưng sự bình tĩnh, biết cách kiềm chế cảm xúc của bản thân, tôn trọng, nhường nhịn nhau trên đường giao thông chính là chìa khóa giải quyết các vấn đề đó chính là nét văn hóa đẹp khi tham gia giao thông.

Xo xat sau khi tai nan

5.3.4. Tình người khi tham gia giao thông
Dừng lại giúp người khác mà không bận tâm tới việc được đền ơn là hành động khiến việc tham gia giao thông bớt căng thẳng và đó cũng là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người khi tham gia giao thông.

Giup do nguoi gia sang duong

Người già yếu bệnh tật, trẻ em, phụ nữ có thai là những người cần nhận được sự giúp đỡ nhiều nhất khi tham gia giao thông trên đường.

Anh hung cong toi pham

Hành động chặn xe khách chở 30 người bị mất phanh khi đang đổ đèo của tài xế Phan Văn Bắc đang được xem là một “hiện tượng” về hình ảnh ngành GTVT Việt Nam, đặc biệt là đội ngũ lái xe.
Tình người khi tham gia giao thông còn thể hiện ở việc tận tâm giúp đỡ người bị nạn, sự nhường nhịn và tôn trọng nhau trên đường giao thông. Một cử chỉ đẹp, một hành động nhỏ: dắt cụ già hoặc em nhỏ sang đường khi họ đang lúng túng vì có quá đông xe cộ; hay những hành động anh hùng của người tài xế đã không màng đến nguy hiểm của bản thân mình để mang lại an toàn cho những hành khách trên xe và cứu giúp những người lái xe, hành khách trên xe khác khi gặp nạn trên đường, từ những điều nhỏ bé bình dị hay những hành động anh hùng đó đều mang lại một ý nghĩa to lớn làm gắn chặt thêm tình yêu thuơng con người, yêu thương đồng loại.
Như vậy chúng ta có thể thấy Văn hóa giao thông là một phần quan trọng của sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và là một trong những thước đo về trình độ văn hóa, văn hiến của dân tộc, là một lĩnh vực thể hiện rõ danh dự của tổ quốc, nhân phẩm của con người Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!