Chương 8: Bảo Dưỡng Kỹ Thuật Xe Ô Tô

     Để thực hiện khoản 1 và 5 điều 50 của Luật giao thông đường bộ, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn kỹ

thuật và bảo vệ môi trường, tất cả các loại xe ôtô tham gia giao thông đường bộ phải thực hiện quy định về

bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chưã do Bộ Giao thông vận tải ban hành, hoặc hướng dẫn về bảo dưỡng kỹ

thuật của nhà sản xuất.

8.1 – MỤC ĐÍCH, TÍNH CHẤT CỦA BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT XE ÔTÔ.

     Bảo dưỡng kỹ thuật xe ôtô nhằm mục đích duy trì tình trạng kỹ thuật luôn luôn tốt, giảm cường độ hao

mòn các chi tiết, ngăn ngừa và phát hiện kịp thời hư hỏng của các cụm, tổng thành, hệ thống …, để có biện

pháp khắc phục kịp thời.

     Bảo dưỡng kỹ thuật xe ôtô có tính chất cưỡng bức, dự phòng và có kế hoạch.

8.2 – NỘI DUNG VÀ PHÂN CẤP BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT

     Nội dung của bảo dưỡng kỹ thuật xe ôtô bao gồm các công việc: Làm sạch, kiểm tra, xiết chặt, điều

chỉnh, bôi trơn, bổ sung nhiên liệu, nước làm mát.

Bảo dưỡng kỹ thuật ôtô được chia làm hai cấp:

– Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên (bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày) chủ yếu do lái, phụ xe hoặc do các

trạm bảo dƣỡng sửa chữa thực hiện.

– Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ: Do các trạm bảo dưỡng sửa chữa đƣợc đầu tư thiết bị, có đủ thợ lành nghề

và chuyên gia kỹ thuật thực hiện.

8.3 – BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT THƯỜNG XUYÊN

     Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên được thực hiện trước hoặc sau mỗi ngày hoạt động của xe, hoặc

trong thời gian xe hoạt động.

     Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên bao gồm các phần việc: bảo dưỡng mặt ngoài xe (quét dọn, rửa, lau

chùi); Kiểm tra, điều chỉnh siết chặt các bộ phận bắt nối, bổ sung thêm nhiên liệu, dầu bôi trơn và nước làm

mát động cơ.

Thực hiện tốt bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên sẽ mang lại những lợi ích thiết thực sau:

– Nâng cao độ tin cậy và kéo dài tuổi thọ của xe;

– Tiết kiệm đƣợc nhiên liệu;

– Tạo điều kiện để lái xe an toàn.

8.3.1 – Bảo dưỡng kỹ thuật mặt ngoài

     Việc bảo dưỡng kỹ thuật mặt ngoài đúng phương pháp sẽ làm cho xe ôtô sạch sẽ, bóng, đẹp và có khả

năng chống ăn mòn.

Những nguyên nhân chủ yếu gây ăn mòn là:

– Sự tích tụ của muối, bụi bẩn và hơi ẩm ở những vị trí khó quan sát;

– Lớp sơn ngoài hoặc lớp sơn lót bị tróc do các va chạm.

     Để tránh ăn mòn phải rửa xe thường xuyên bằng nước sạch, không dùng các hoá chất tẩy rửa. Nếu sử 

dụng xe ở vùng nhiều chất muối phải phun rửa gầm xe ít nhất mỗi tháng một lần.

 Nên sử dụng dầu đánh bóng hoặc sáp đánh bóng để giữ cho vỏ xe ôtô có độ bóng đẹp như mới

Hinh 8 1
Hình 8.1: Đánh bóng mặt ngoài xe ôtô


8.3.2 – Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ và gầm xe.

8.3.2.1 – Kiểm tra, bổ xung mức dầu bôi trơn động cơ.

     Việc kiểm tra và bổ sung dầu bôi trơn thường xuyên là rất cần thiết vì nó kéo dài tuổi thọ của động cơ.

Khi kiểm tra, xe ôtô cần đỗ trên đường bằng phẳng và ở thời điểm dầu bôi trơn đã về hết các te chứa dầu.

Phương pháp kiểm tra được tiến hành như sau:

– Rút thước thăm dầu ra và dùng một miếng giẻ để lau sạch;

– Cắm lại thước thăm dầu ở mức sâu hết hành trình;

– Rút thước thăm dầu ra và kiểm tra mức dầu bám trên phần cuối của thước.

Mức dầu nằm ở giữa vạch ”MIN” và vạch ”MAX” là phù hợp.

Nếu mức dầu ở dưới hoặc chỉ ở trên vạch ”MIN” một chút, cần đổ thêm dầu cùng loại với dầu đang dùng

trong động cơ.

Tránh đổ dầu quá đầy (Vượt qúa vạch ”MAX”) vì khi đó dễ gây muội than làm giảm tuổi thọ động cơ.

Sau khi đổ thêm dầu cần kiểm tra mức dầu trên thước thăm dầu một lần nữa

Hinh 8 2

Hình 8.2: Kiểm tra mức dầu động cơ

8.3.2.2 – Kiểm tra, bổ xung nước làm mát động cơ

     Để tránh bị bỏng, không được mở nắp két nước để kiểm tra khi nước trong két nƣớc còn đang sôi;

Hinh 8 3

Hình 8.3: Cảnh báo không được mở nắp két nước khi nước
trong két còn nóng sôi

Mức nước làm mát được coi là đủ nếu nó nằm giữa vạch “MIN” và “MAX” ghi trên bình nước phụ. Nếu mức

nước thấp dưới vạch “MIN” thì phải đổ thêm nước làm mát, cùng với loại nước đang dùng trong hệ thống.

Nước làm mát phải là nƣớc sạch, hoặc nước sạch pha thêm chất chống ăn mòn.

Hinh 8 4

Hình 8.4: Bổ xung nước làm mát động cơ

1-can chứa nước làm mát; 2-phễu rót; 3- bình chứa nước làm mát của động cơ.

8.3.2.3 – Kiểm tra, xả nước trong bộ lọc nhiên liệu

Nhiên liệu dùng trong động cơ thường lẫn nước và cặn bẩn, do vậy cần kiểm tra và xả nước cũng như cặn

bẩn trong bộ lọc nhiên liệu ra ngoài. Khi đèn báo của bộ lọc nhiên liệu sáng lên và còi kêu hoặc khi kiểm tra

thấy có nước và cặn bẩn, trong bộ lọc nhiên liệu cần phải tháo và xả ra ngay.

Đặt một khay nhỏ dưới nút xả để hứng nước. Vặn nút xả ngược chiều kim đồng hồ khoảng từ 2 đến 2,5

vòng ( Nếu vặn quá sẽ gây rỉ nước xung quanh nút xả). Vận hành bơm xả cho đến khi nhiên liệu bắt đầu

chảy ra.

Sau khi xả, vặn chặn lại nút xả.

Hinh 8 5

Hình 8.5: Lọc nhiên liệu

1-đường nhiên liệu ra, vào; 2-van xả nước; 3-bơm tay

8.2.3.4 – Kiểm tra, xả không khí lẫn trong hệ thống nhiên liệu động cơ Diesél

     Cần kiểm tra và xả không khí (xả air) lẫn trong hệ thống nhiên liệu đông cơ Diesél

Thực hiện xả không khí theo trình tự sau:

– Xoay nắp ở bơm tay nhiên liệu theo chiều ngược chiều kim đồng hồ;

– Bơm nhiên liệu cho đến khi thấy căng tay. Giữ tay bơm (Như hình 8.4) và nới nút xả không khí của bộ lọc

thô (lần 1) sau đó đóng nhanh nút xả không khí;

– Làm lại bƣớc xả không khí cho đến khi nhiên liệu hết bọt;

– Xả không khí bộ lọc tinh (lần 2) và bơm dầu theo các bước như bộ lọc thô;

Sau khi xả không khí phải vặn chặt các nút xả lại

Hinh 8 6

Hình 8.6: Xả không khí bộ lọc nhiên liệu

8.2.3.5 – Kiểm tra, điều chỉnh dây đai

     Phải kiểm tra chất lượng và điều chỉnh độ căng của các dây đai dẫn động trong lúc động cơ không hoạt động.

     Nếu dây đai bị rạn nứt, bong sờn, mòn quá mức, biến đổi màu phải thay thế bằng dây đai cùng loại;

     Kiểm tra độ căng của dây đai bằng cách ấn ngón tay cái vào đúng điểm giữa dây đai một lực khoảng 10

KG, độ võng xuống không vượt quá độ võng cho phép quy định cho từng loại xe (khoảng 10mm). Nếu dây

đai chùng hoặc căng quá phải điều chỉnh để bảo đảm độ căng đúng quy định (đối với động cơ có bộ tăng

dây dai tự động, khi dây đai chùng quá ngưỡng của bộ tăng dây đai, cần thay dây đai mới)

Hinh 8 7

Hình 8.6: Kiểm tra, điều chỉnh dây đai

1-Máy nén của hệ thống điều hòa không khí; 2-puli trục khuỷu; 3-bộ tăng đai tự động; 4-máy phát.

8.3.2.6 – Kiểm tra áp suất hơi lốp

     Áp suất hơi lốp không đảm bảo tiêu chuẩn có thể làm giảm tuổi thọ của lốp và làm cho xe chuyển động không an toàn.

     Áp suất hơi lốp thấp làm lốp mòn nhanh, tăng tiêu hao nhiên liệu. áp suất hơi lốp cao làm xe xóc, và dễ nổ lốp. Vì vậy, cần phải kiểm tra áp suất hơi lốp. Khi kiểm tra áp suất hơi lốp cần tuân theo các hướng dẫn sau:

+ Chỉ được kiểm tra áp suất hơi lốp khi lốp nguội (không nóng);

+ Dùng đồng hồ đo áp suất hơi lốp để kiểm tra;

+ Không đƣợc xì hay giảm áp suất hơi lốp khi xe vận hành;

+ Sau khi kiểm tra áp suất hơi lốp cần đậy các nắp vanbơm hơi lốp.

8.3.2.7 – Kiểm tra, thay thế và đảo lốp xe.

     Kiểm tra độ mòn của lốp bằng cách xem chiều sâu của các rãnh hoa lốp đã chạm vạch giới hạn mòn

chưa. Nếu lốp đã bị mòn phải thay lốp mới.

     Hàng ngày phải thƣờng xuyên kiểm tra các lốp xem chúng có bị nứt hoặc rạn không. Khi ngƣời lái xe

thấy hiện tượng lốp mòn không đều trên hinh 8-7, cần đưa xe đến các trạm bảo dưỡng sửa chữa để tìm

nguyên nhân gây mòn lốp xe không đều.

     Khi lốp mòn ở hai bên nhiều hơn như hình (b) áp suất lốp thấp hơn quy định của nhà sản xuất. Khi lốp mòn  ở giữa nhiều hơn, áp suất lốp lớn hơn áp suất quy định của nhà sản suất

     Khi lốp mòn một bên như hình (c, d, e, f, g) hệ thống lái và gầm có độ rơ lớn hơn quy định. Cần đưa xe

đến xưởng bảo dưỡng để kiểm tra và khắc phục.

Khi thay thế một lốp mới, chỉ được dùng lốp cùng cỡ, cùng kết cấu như chiếc lốp cũ

Hinh 8 8

Hình 8.7: các dạng mòn lốp không đều

Hình (a) lốp bị mòn hai bên: Ấp suất lốp nhỏ hơn quy định của nhà sản xuất

Hình (b), lốp bị mòn không đều (bên phải mòn hình sóng nhiều hơn bên trái)

Hình (c) lốp có một bên mòn đều ở cả bề mặt

Hình (d) Lốp mòn không đều trên các hoa lốp

Do lốp trước và lốp sau có điều kiện hoạt động khác nhau nên độ mòn hoa lốp của chúng cũng khác nhau.

Để bảo đảm độ mòn hoa lốp và tuổi thọ của các lốp đều bằng nhau, phải tiến hành đảo lốp.

Thực hiện đảo lốp theo hình vẽ 8.8

Hinh 8 9

Hình 8.9: Đảo lốp xe ôtô

(a) Đảo lốp xe ôtô con 04 bánh xe

(b) Đảo lốp xe ôtô 06 bánh xe giống nhau

(c) Đảo lốp ôtô 06 bánh xe có 02i bánh trước khác 04 bánh sau

(d) Đảo lốp ô tô 8 bánh xe

8.3.2.8 – Kiểm tra, siết chặt các đai ốc bánh xe

     Các đai ốc bánh xe bên phải có ren phải và các đai ốc bánh xe bên trái có ren trái.

     Khi kiểm tra và xiết chặt các đai ốc bánh xe hoặc khi đảo lốp phải xiết chặt các đai ốc theo đúng quy định về ren (trái, phải) và về thứ tự (hình 8.9).

Hinh 8 10

Hình 8.10: Thứ tự siết đai ốc bánh xe

8.3.2.9 – Kiểm tra, bổ sung dung dịch rửa kính chắn gió phía trước

     Phải kiểm tra mức dung dịch trong bình đựng dung dịch phun rửa kính chắn gió phía trƣớc. Nếu mức

dung dịch không đủ phải bổ sung đúng loại dung dịch rửa kính chắn gió, không dùng dung dịch làm mát

động cơ để thay thế, không trộn lẫn nước thường với dung dịch rửa kính.

Trình tự thực hiện:

– Mở nắp khoang máy (ca pô): tìm lẫy mở nắp khoang máy, kéo lẫy để mở như hình vẽ (a) ;

– Mở nắp khoang máy, chống nắp khoang máy như hình vẽ (b);

– Tìm nắp bình chứa dung dịch rửa kính (hình c);

– Thực hiện đổ thêm dung dịch rửa kính nếu thiếu như hình (d).

– Thực hiện kiểm tra như hình (đ).

Hinh 8 11

Hình 8.11: Kiểm tra, bổ sung dung dịch rửa kính chắn gió

8.2.3.10 – Kiểm tra, bổ sung dầu ly hợp

     Dầu phanh và dầu ly hợp, trong qúa trình sử dụng bị hao hụt, vì vậy phải kiểm tra và bổ sung thêm cho

đủ mức quy định.

     Mức dầu trong bình chứa không được quá vạch ”MAX” và cũng không được dưới vạch ” MIN” ghi trên

bình đựng dầu.

Hinh 8 12 13

Hình 8.12: Kiểm tra bổ sung dầu phanh

8.2.3.11 – Kiểm tra, bổ sung mức dầu trợ lực lái.

    Kiểm tra mức dầu bằng thước đo, nếu mức dầu không đủ phải bổ sung đúng loại dầu trợ lực lái. Nếu

kiểm tra khi dầu lạnh, mức dầu phải ở vị trí ”COLD” ( lạnh). Nếu kiểm tra khi dầu nóng mức dầu phải ở vị trí

” HOT” ( nóng). Nếu thiếu phải bổ sung cho đủ mức quy định.

Hinh 8 12 14

Hình 8.14: Kiểm tra bổ sung mức dầu trợ lực lái

8.2.3.12 – Kiểm tra điều chỉnh sự hoạt động của vô lăng lái

     Việc kiểm tra được tiến hành khi ôtô đứng yên. Quay nhẹ vô lăng lái về hai phía, độ dơ góc không được

lớn hơn quy định đối với từng loại xe ôtô ( từ 25 đến 40 mm).

     Nếu độ dơ góc lớn hơn quy định phải đưa xe ôtô vào trạm bảo dưỡng, sửa chữa để thợ lành nghề điều

chỉnh lại.

Hinh 8 15

Hình 8.15: Kiểm tra độ dơ góc của vô lăng lái

8.2.3.13 – Kiểm tra, điều chỉnh phanh tay

     Kéo từ từ cần điều khiển phanh tay tới mức có thể và đếm số lượng nấc phanh tay khi kéo (với lực kéo

khoảng 20 KG). Nếu số nấc đếm được khoảng 7 đến 9 là tốt. Nếu đếm được nhiều hoặc ít hơn phải đưa xe

ôtô cho thợ điều chỉnh lại. 

Hinh 8 16

Hình 8.16: Kiểm tra phanh tay

8.2.3.14 – Kiểm tra, điều chỉnh hành trình của bàn đạp ly hợp

     Việc kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp ly hợp được tiến hành khi ôtô đứng yên. Dùng ngón tay ấn

nhẹ xuống bàn đạp cho đến khi thấy nặng tay thì dừng lại. Sau đó đo khoảng dịch chuyển của bàn đạp,đó

chính là hành trình tự do. Hành trình tự do phải ở trong giới hạn từ 15 mm đến 30 mm. Nếu hành trình tự

do cao hay thấp hơn mức quy định thì phải điều chỉnh lại.

     Việc kiểm tra hành trình làm việc toàn bộ của bàn đạp ly hợp đƣợc tiến hành khi ôtô đứng yên. Dùng

chân đạp mạnh vào bàn đạp cho đến khi hết hành trình thì dừng lại. Đo khoảng cách dịch chuyển nêu trên,

đó chính là hành trình làm việc toàn bộ của ly hợp. Hành trình làm việc toàn bộ của bàn đạp ly hợp cần 

phải nhỏ hơn khoảng cách từ mặt sàn buồng lái tới mặt trên của bàn đạp ly hợp. Nếu điều kiện trên không

đảm bảo cần phải điều chỉnh lại và phải căn cứ vào quy định của từng loại xe.

Hinh 8 17

Hình 8.17: Kiểm tra bàn đạp ly hợp

a Kiểm tra hành trình tự do

b Kiểm tra hành trình làm việc toàn bộ của bàn đạp ly hợp

8.2.3.15 – Kiểm tra, điều chỉnh hành trình của bàn đạp phanh

     Việc kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh được tiến hành khi ôtô đứng yên. Trước khi kiểm tra

hành trình tự do cần xả hết không khí lẫn trong dầu phanh ra ngoài (đối với phanh dầu). Khi kiểm tra,dùng

ngón tay ấn nhẹ xuống bàn đạp cho đến khi thấy nặng tay thì dừng lại. Sau đó, đo khoảng dịch chuyển của

bàn đạp, đó chính là hành trình tự do. Hành trình tự do của bàn đạp phanh thường ở trong giới hạn từ 3

mm đến 6 mm. Nếu hành trình tự do cao hay thấp hơn mức quy định thì phải điều chỉnh lại.

     Việc kiểm tra hành trình làm việc toàn bộ của bàn đạp phanh được tiến hành khi ôtô đứng yên. Dùng

chân  đạp mạnh vào bàn đạp cho đến khi hết hành trình thì dừng lại. Đo khoảng cách dịch chuyển nêu trên,

đó chính là hành trình làm việc toàn bộ của bàn đạp phanh. Hành trình làm việc toàn bộ của bàn đạp phanh

cần phải nhỏ hơn khoảng cách từ mặt sàn buồng lái tới mặt trên của bàn đạp phanh. Nếu điều kiện trên

không đảm bảo cần phải điều chỉnh lại và phải căn cứ vào quy định của từng loại xe.

Hinh 8 18

 Hình 8.18: Kiểm tra bàn đạp phanh


(a) Kiểm tra hành trình tự do

(b) Kiểm tra hành trình làm việc toàn bộ

8.3.3 – Bảo dưỡng các thiết bị điện

8.3.3.1 – Kiểm tra bình điện ( ắc quy)

     Khi kiểm tra tình trạng và mức dung dịch của ắc quy cần thực hiện theo các nội dung sau:

– Kiểm tra độ mòn của các đầu cực ắc quy;

– Kiểm tra và vặn chặt đai ốc ở đầu cực ắc quy;

– Khi thấy xuất hiện bột màu trắng hoặc xanh trên bề mặt của cực ắc quy phải rửa sạch bằng dung dịch

nứơc ấm hoặc Soda. Sau đó lau sạch các đầu cực bằng nước thường rồi dùng vải hoặc giấy để lau khô.

Phủ lên đầu cực một lớp mỡ đặc biệt để tránh hiện tượng ôxy hoá;

– Kiểm tra vỏ ắc quy xem có bị rạn nứt hay không. Nếu bị rạn nứt phải thay thế bằng ắc quy cùng loại;

– Kiểm tra mức dung dịch điện phân, nếu mức dung dịch điện phân thấp hơn “mức thấp” phải mở nút thông

hơi đổ thêm nước cất vào tất cả các ngăn và không đổ vượt quá “mức cao “.Sau khi đã bổ sung đủ vặn nút

thông hơi lại cẩn thận;

     Nếu không có vạch mức dung dịch điện phân trên ắc quy, thực hiện đổ bổ sung dung dịch cách mặt nắp

bình ắc quy 10 mm.

     Đối với xe ôtô sử dụng ắc quy bảo dưỡng tự do (MF) không có nút làm kín, không cần kiểm tra bảo

dưỡng như các ắc quy thông thường khác, chỉ cần kiểm tra tình trạng của ắc quy qua “ mắt kiểm tra “ trên

đỉnh ắc quy như hình

Hinh 8 19

Hình 8.19: Kiểm tra ắc quy 


Hình (a) điện cực của ắc quy bị ô xy hóa

Hình (b) Vệ sinh điện cực ắc quy

Hình (c) Bổ sung dung dịch điện phân

Hình (d) Mắt kiểm tra ắc quy (khi mắt có màu đỏ, cần phải thay; mắt trong không màu, ắc quy cần được

sạc; mắt màu xanh, ắc quy đã được nạp đầy, sẵn sàng sử dụng).

8.3.3.2 – Kiểm tra, và thay thế cầu chì

     Nếu đèn pha hoặc các bộ phận tiêu thụ điện khác không hoạt động, cần phải kiểm tra các cầu chì. Vị trí

cầu chì phụ thuộc vào bố trí chung của từng loại xe ôtô.

     Để thay thế cầu chì cần tháo nắp hộp và tìm cầu chì bị hư hỏng để thay thế. Chỉ thay thế cầu chì mới

sau khi đã khắc phục đư ợc nguyên nhân gây ra cháy nó.

     Chỉ được sử dụng loại cầu chì đúng tiêu chuẩn, việc sử dụng cầu chì khác loại hoặc không đúng trị số

có thể gây ra những hư hỏng khác cho hệ thống điện.

Hinh 8 20


Hình 8.20: Hộp cầu chì


Hình (a) hộp cầu chì trong khoang lái

Hình (b) hộp cầu chì trong khoang động cơ

Hinh 8 21

Hinh 8 22

 Hình 8.21: Kiểm tra cầu chì


– Hình (a) Rút cầu chì khỏi hộp

– Hình (b) Cầu chi đã bị hỏng

– Hình (c) Cầu chì còn tốt

– Hình (d) Lắp lại cầu chì

8.3.3.3 – Thay thế bóng đèn.

a) Thay thế bóng đèn pha:

     Khi thay thế bóng đèn phải cắt điện và không nên cầm vào phần thuỷ tinh của bóng đèn.

Hinh 8 23


Hình 8.22: Đèn pha


Hình (a) 1-Lẫy gài; 2-bích lắp bóng; 3-bóng đèn

Hình (b) 1-cực đèn; 2-chân đèn; 3-bóng đèn.

Tháo bóng đèn:

– Tháo Jack điện khỏi bóng đèn;

– Đẩy lẫy 1 theo chiều mũi tên nhƣ trong hình;

– Tháo bóng đèn 3 khỏi bích lắp đèn.

 Lắp bóng đèn:

– Lắp bóng đèn sao cho chân đèn và bích đèn khớp vào nhau (3 vấu trên chân đèn khớp với 3 rãnh trên

bích đèn);

– Gài lẫy 1 vào đúng vị trí.

– Lắp Jack cấp nguồn cho bóng điện (chú ý các chân bóng đèn khớp với Jack nguồn).

b) Thay thế bóng đèn hậu

Hinh 8 23a

Hinh 8 23b

Hình 8.23: Thay thế bóng đèn hậu

(a) Tháo đèn hậu

(b) Tháo Jack điện khỏi đèn

(c) Tháo bóng đèn và thay thế bóng đèn

(d) Lắp bóng đèn mới

(e) Lắp lại Jack điện

(f) Kiểm tra hoạt động của đèn hậu

8.3.3.4. Thay thế lọc gió của hệ thống điều hòa không khí

     Hệ thống điều hòa không khí được lấy gió một phần từ phía ngoài đi qua lọc gió để vào khoang hành

khách, qua quá trình sử dụng bụi bẩn được giữ lại lọc gió làm giảm lƣu lượng gió thông qua lọc gió, do vậy

định kỳ lọc gió cần được kiểm tra làm sạch và thay thế.

     Khi bật hệ thống điều hòa không khí trong xe, đặt mức gió ở mức cao nhất, lắng nghe âm thanh phát ra

từ  quạt gió “ù ù” tuy nhiên gió thoát ra từ các cửa gió rất ít, lúc này lọc gió của hệ thống điều hòa đã bị tắc

do có quá nhiều bụi bẩn bám vào nhƣ hình (b), Người lái xe cần vệ sinh lọc gió hoặc thay thế nếu cần.

Hinh 8 24 Hinh 8 24b
Hình 8.24: Lọc gió hệ thống điều hòa

(a)- Luồng gió đi vào khoang hành khách

(b)- Lọc gió

(c)- Vị trí lắp đặt lọc gió trong cốp phụ

(d)- Vị trí lắp đặt lọc gió phía trước cửa hút gió

     Cách tháo lắp lọc gió hệ thống điều hòa không khí:

     Tra sổ tay hướng dẫn sử dụng xe (tùy theo nhà sản xuất) để tìm vị trí lắp đặt lọc gió, tháo lọc gió khỏi xe

như hình (a), kiểm tra, vệ sinh lọc gió hoặc thay thế nếu cần thiết, lắp lọc gió, kiểm tra sự hoạt động.

8.3.3.5. Thay thế lọc gió hệ thống nạp của động cơ

     Lọc gió hệ thống nạp của động cơ nhằm để lọc bụi chất bẩn không đi vào động cơ, do vậy sau một thời

gian sử dụng bụi bẩn bám vào lọc gió làm giảm lƣu lƣợng gió thông qua lọc, gây thiếu không khí đi vào

buồng đốt động cơ làm giảm hiệu suất động cơ và tốn nhiên liệu hơn. Định kỳ phải vệ sinh hoặc thay thế

lọc gió nhằm đảm bảo động cơ hoạt động ổn định và đạt hiệu suất cao.

Hinh 8 25a Hinh 8 25b
Hình 8.25: Lọc gió hệ thống nạp động cơ

 Cách tháo lắp lọc gió hệ thống nạp động cơ:

– Tìm hộp chứa lọc lọc hình (a)

– Mở các lẫy gài như mũi tên hình (a)

– Mở nắp hộp chứa lọc gió nhƣ hình (b)

– Lấy lọc gió ra khỏi hộp và kiểm tra, vệ sinh;

– Thay thế bằng lọc mới như hình (d)

– Lắp nắp hộp và gài các lẫy gài như hình (a).

8.4 – BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT ĐỊNH KỲ

     Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ được thực hiện sau một chu kỳ nhất định (được tính bằng thời gian hoặc

quãng đường xe chạy).

     Chu kỳ và nội dung bảo dưỡng kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc do nhà sản

xuất  quy định.

     Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ do thợ và cán bộ kỹ thuật ở các trạm bảo dưỡng, sửa chữa thực

hiện.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 Quy định về Đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép, lái xe cơ giới đường bộ.

2- Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/04/2017 Quy định về Đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép, lái xe cơ giới đường bộ.

3- Giáo trình cấu tạo ôtô – Nhà xuất bản Giao thông vận tải – 2011.

4- Giáo trình sửa chữa thường xuyên ôtô – Nhà xuất bản Giao thông vận tải – 1998.

5- Cấu tạo Gầm ô tô tải, ô tô buýt – PGS.TS Nguyễn Khắc Trai – Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

6- Cấu tạo Hệ thống truyền lực ô tô con – PGS.TS Nguyễn Khắc Trai – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – 2001.

7 – Cấu tạo Gầm xe con – PGS.TS Nguyễn Khắc Trai – Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

8- Kỹ thuật chẩn đoán ô tô – PGS.TS Nguyễn Khắc Trai – Nhà xuất bản Giao thông vận tải – 2007.

9- Đào tạo lái xe tải, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc (chỉnh sửa lần 4) – ALICE ADAMS

10 – Đào tạo lái xe đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc (chỉnh sửa lần 2)- J.J. Kelle

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!