7.1 – NỘI QUY XƯỞNG BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA
Mỗi xưởng bảo dưỡng sửa chữa đều có nội quy. Xưởng trưởng có nhiệm vụ phổ biến cặn kẽ cho học sinh trước khi bắt đầu thực tập và nhấn mạnh các điểm sau:
– Học sinh đến xưởng lần đầu phải đƣợc phổ biến cặn kẽ các quy tắc an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ.
– Học sinh đến xưởng thực tập phải đúng giờ quy định và mặc trang phục lao động, không đi giày hoặc dép có đế trơn, đeo phù hiệu lên ngực, có sổ thực tập ghi chép đầy đủ.
– Học sinh phải chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, các quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
– Học sinh phải chấp hành theo sự hƣớng dẫn của giáo viên, không được tự ý sử dụng các máy móc, thiết bị của xưởng thực tập, đặc biệt là các máy công cụ, các thiết bị khí nén có sử dụng điện.
– Học sinh phải làm đúng sự phân công và hướng dẫn của giáo viên theo các vị trí làm việc, không đi lại lộn xộn, không tự ý thay đổi vị trí làm việc.
– Chỗ làm việc phải sạch sẽ và ngăn nắp (không được vứt bừa bãi các chi tiết, dụng cụ, đồ nghề …). Cấm để dầu mỡ dây trên nền nhà gây trơn trượt.
– Cấm hút thuốc lá trong xưởng thực tập và chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống cháy,nổ.
– Hết giờ thực tập, phải bàn giao dụng cụ, đồ nghề cho xưởng.
7.2 – AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA XE ÔTÔ.
7.2.1 – Những quy định chung
Khi làm bảo dưỡng kỹ thuật xe ôtô, người lái xe phải thực hiện những quy định sau đây:
– Trong khi làm việc phải sử dụng các trang bị phòng hộ cần thiết, phù hợp với yêu cầu an toàn lao động.
– Sử dụng các dụng cụ đồ nghề có chất lượng tốt như: Búa phải được chiêm chặt, cờ lê phải đúng cỡ, không được rạn nứt …;
– Kê kích xe phải đảm bảo chắc chắn ở độ cao vừa phải. Không được chui xuống gầm xe khi đang kích xe.
– Khi thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật ôtô, phải kéo phanh tay và cài số ”0” (số mo);
– Khi kiểm tra những chỗ không nhìn được bằng mắt, không được dùng tay mà phải dùng các thiết bị khác.
7.2.2 – An toàn khi thực hiện các công việc về tháo, lắp
– Khi cần tháo lắp lốp, điều chỉnh phanh phải kê kích xe cẩn thận trên nền đất cứng và không bị trơn trượt;
– Khi tháo lắp các bu lông, đai ốc phải đảm bảo lực siết đúng quy định. Khi siết không được dùng hai tay,
không được dùng búa để đánh vào miệng “Clê” cho ăn khớp với đai ốc, không được dùng “Clê” quá mỏng
so với chiều dày của đai ốc (tối thiểu bằng 2/5 chiều dày của đai ốc);
– Khi xe đang nổ máy, không nên chui xuống gầm xe để kiểm tra hoặc điều chỉnh.
7.2.3 – An toàn khi thực hiện công việc săm lốp.
– Khi tháo lốp, trước tiên phải xả hết hơi trong lốp, tiến hành tháo theo trình tự quy định.
– Trước khi bơm lốp phải kiểm tra vành hãm, nên đặt lốp trong lồng bảo hiểm, đề phòng vành hãm bị bật ra.
– Khi bơm lốp tại xe, nếu áp lực hơi dưới 40% tiêu chuẩn quy định, phải kích xe lên rồi mới bơm, hoặc phải
tháo bánh xe ra rồi mới bơm.
7.2.4 – An toàn đối với công việc bảo dưỡng động cơ
– Khi cần cho động cơ nổ tại chỗ phải kéo phanh tay, cài số ”0” chèn chặt bánh xe
– Khi thử điện cao áp không được dùng tay mà phải dùng tuốc nơ vít cán gỗ hoặc cán nhựa cách điện.
– Nếu nước trong két nước bị sôi, khi cần phải đổ thêm thì phải tắt máy, đợi cho nước hết sôi mới được mở nắp két nước, để tránh nước sôi phụt ra sẽ bị bỏng.
– Khi đổ xăng vào thùng nhiên liệu của xe, không để xăng dính chân tay, quần áo, không được dùng miệng
để hút xăng; Không đổ xăng ở đầu hướng gió tránh đƣa hơi xăng vào mặt.
– Khi kiểm tra vòi phun của động cơ diesel tại xe, phải có thiết bị chuyên dùng để thử.
7.3 – DỤNG CỤ ĐỒ NGHỀ DÙNG CHO LÁI XE
7.3.1 – Kích nâng, hạ và chèn bánh xe
a – Kích nâng hạ
Kích nâng hạ ôtô có nhiều loại, có sức nâng lớn nhất của nó từ vài tấn đến vài trăm tấn. Kích dùng cho lái
xe là loại xách tay có sức nâng khoảng 3 đến 12 tấn. Về mặt cấu tạo có kích dầu, kích vít, và kích răng (hình
5.1). Kích dầu tạo ra áp lực bằng bơm dầu, thao tác bằng tay. Khi kích thì siết chặt van khống chế rồi bơm
dầu để nâng ôtô lên. Khi hạ ôtô xuống thì nới lỏng van khống chế ra.
Hình 7.1: Các loại kích xách tay
Hình (a) Kích thủy lực, 1-van xả; 2-lỗ bù dầu; 3-ê cu tăng chiều dài; 4-đầu kích; 5-piston nâng kích; 6-đầu piston bơm; 7- xylanh bơm.
Hình (b) kích chữ A, 1-chân đế kích; 2-ecu; 3-càng nâng; 4-đầu kích; 5-trục vít; 6-tay quay;
Hình (c) Kích trục vít tự hãm, 1-tay quay; 2-đầu kích; 3-thân kích; 4-chân đế
Hình (d) Kích răng, 1-chân đế; 2-tay kích; 3- thanh răng; 4-vấu kích.
Khi dùng kích phải chú ý trọng lượng của ôtô cần nâng phù hợp với sức nâng của kích. Nếu quá tải kích
sẽ hỏng. Chú ý đặt kích phải thẳng góc với mặt đất, đầu kích phải vuông góc với vị trí nâng và đệm gỗ và
đầu kích để phòng bị trượt. Sau khi kích phải kê ôtô cho chắc chắn mới đƣợc chui vào gầm.
b – Chèn bánh xe
Chèn bánh xe là một khối có dạng tam giác vuông làm bằng gỗ hoặc kim loại, dùng để giữ bánh xe tại
chỗ, không cho phép ôtô tự di trượt, đảm bảo an toàn cho người đang thao tác dưới gầm xe ôtô. Chú ý khi
nâng ôtô phải kéo phanh và chèn bánh xe chắc chắn. Chèn còn giữ cho ôtô đỗ trên dốc được an toàn.
7.3.2 – Dụng cụ đồ nghề cần mang theo xe
Trên xe có sẵn đồ nghề để lái xe để có thể thực hiện bảo dưỡng trên đƣờng và sửa chữa những hư hỏng
thông thường phát sinh trong quá trình chạy xe.
Hình 7.2: Bộ đồ nghề cần mang theo xe
1-tay quay kích; 2-kích; 3,4 tuýp tháo lốp
7.3.3 Thay bánh xe
Trong quá trình lưu thông trên đường không tránh khỏi có lúc xe bị thủng lốp và cần thay thế lốp dự
phòng để tiếp tục hành trình.
Để thay lốp xe, Người lái xe cần đưa xe đến vị trí thích hợp trên đường (thường là chỗ đường đủ rộng có
lề đường có mặt phẳng) bật đèn cảnh báo để báo hiệu dừng khẩn cấp, kéo phanh tay (đặt cần số ở vị trí P
đối với xe số tự động), đặt cảnh báo phía sau xe (nếu trên xe có sẵn hoặc cành cây) để báo hiệu cho các xe
đi phía sau biết, lấy bộ dụng cụ thay lốp dự phòng có sẵn trong xe bao gồm: lốp dự phòng, kích tay quay
kích, tuýp tháo lốp, chèn bánh xe (hoặc bất cứ vật cứng có thể chèn đề bánh xe không dịch chuyển).
Hình 7.4: đặt cảnh báo
Thực hiện các thao tác:
Bước 1: chèn bánh xe
Có thể dùng chèn bánh xe chuyên dụng hoặc bất kỳ vật cứng nào phù hợp để chèn bánh xe
Hình 7.5: Chèn bánh xe
Bước 2: nới ecu bánh xe
Hình 7.6: Nới ốc bánh xe
Bước 3: kích xe
Trên xe có các vị trí để đặt kích như trên hình (b)
Hình 7.7: Kích xe
Bước 4: mở hoàn toàn các ecu lắp bánh xe
Hình 7.8: Mở ốc bánh xe
Bước 5: tháo bánh xe khỏi xe
Hình 7.9 : tháo bánh xe
Bước 6: lắp lốp dự phòng
Hình 7.10: lắp bánh xe
Bước 7: lắp các ecu bánh xe vừa đủ lực
Hình 7.11: lắp các ecu bánh xe
Bước 8: hạ kích
Hình 7.12: Hạ kích
Bước 9: thực hiện siết chặt các ecu bánh xe
Hình 7.13: siết chặt các ốc lắp bánh xe
Bước 10: thu, cất cảnh báo trước khi rời đi